Báo Cáo Thực trạng vận dụng các giải pháp và chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững các DNNV

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. MỞ ĐẦU


    1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở các nước phát triển, DNNVV tồn tại xen lẫn giữa những “gã khổng lồ”, chiếm lĩnh những mảng thị trường còn bỏ trống, đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của nền kinh tế, tạo sự ổn định Ở châu Âu, số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng tới 99,8% tổng số doanh nghiệp (F.Janssen, 2009). Tại các nước đang phát triển vai trò của DNNVV càng được khẳng định trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho một bộ phận đông đảo dân cư. Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có nền kinh tế khá tiêu biểu với tỷ trọng DNNVV chiếm khoảng 90%.

    Tại Việt Nam từ năm 1986, khi đất nước có bước chuyển đổi rất quan trọng từ nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung sang định hướng kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế vai trò của DNNVV mới được nhận thức đúng. Tuy nhiên do nước ta xuất phát từ nước nông nghiệp lạc hậu nên khi tiến hành cải cách dù số DNNVV phát triển mạnh về số lượng mà thiếu về mặt ổn định và khả năng cạnh tranh. Năm 2000 cả nước có 38.883 DNNVV thì đến nay số DNNVV đã chiếm tới tới 95% trong tổng số 496.101 DN trong cả nước, với tổng vốn đăng ký gần 2.313 ngàn tỷ đồng (khoảng 121 tỷ USD). Khối DNNVV chiếm trên 50% về tổng số lao động trong DN nói chung và đóng góp khoảng trên 40% GDP. Các DNNVV mà đặc biệt là những doanh nghiệp phục vụ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do ít vốn, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý và sản xuất kém tính mùa vụ cao trong sản xuất mà đặc biệt là môi trường pháp lý còn nhiêu vướng mắc khiến dẫn tới kinh doanh thiếu ổn định, sức cạnh tranh yếu. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) nhìn chung năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các cấp độ (quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm) so với thế giới còn thấp kém và chậm được cải thiện. Tóm lại, các DNNVV phục vụ phát triển nông thôn ở nước ta phần lớn từ kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, đã trải qua một chặng đường chuyển mình đầy gian nan, thử thách với không ít thất bại nhưng cũng có nhiều thành công. Để DNNVV, đặc biệt là các DNNVV phục vụ phát triển nông thôn phát huy hơn nữa vai trò của mình trong nền kinh tế các cơ quan chức năng cần thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ trong tiếp cận vốn, huy động các nguồn lực tài chính cho DNNVV; tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và bảo vệ thương hiệu; thực hiện cải cách hành chính, nhất là về thủ tục thuế, hải quan và đăng ký thành lập
    Ở nước ta nói chung và ở Hải Phòng nói riêng các giải pháp, chính sách hỗ trợ DNNVV đã có ngay từ khi có sự nhận thức mới về vai trò của loại hình này nhưng chỉ khi Nghị định 90/2001/NĐ-CP, với rất nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau những giải pháp, chính sách này mới thực sự trở thành một hệ thống. Trên cơ sở của Nghị định 90/2001/NĐ-CP, hàng năm Chính phủ đã chi rất nhiều cho các chương trình xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, đào tạo cán bộ quản lý, thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng . nhưng đáng tiếc là phần lớn DNNVV nhất là các DNNVV phục vụ phát triển nông thôn đã không tiếp cận những chương trình này một cách có hiệu quả. Đây là một thực tế mà chính các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã phải thừa nhận.
    Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các giải pháp và chính sách hỗ trợ DNNVV được quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP, một chương trình hỗ trợ khá toàn diện và đầy đủ đã được xây dựng cụ thể tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP, cũng như tại Nghị quyết số 22/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ DNNVV. Tuy vậy, sau một năm ra đời, Nghị định 56/2009/NĐ-CP vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.
    Hải Phòng là một thành phố tập trung một số lượng lớn các DNNVV (trên 10.000 doanh nghiệp) của Việt Nam. Sự phát triển của những DNNVV đã đóng góp to lớn vào nền kinh tế địa phương. Trong đó vai trò của những DNNVV phục vụ phát triển nông thôn, nhất là trong vấn đề phát triển đồng đều các khu vực trong toàn thành phố và ổn định về kinh tế chính trị trong phát triển nông thôn là không thể phủ định. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy những DNNVV tại Hải Phòng nói chung đặc biệt là những DNNVV phục vụ phát nông thôn còn gặp nhiều khó khăn trong SXKD trong đó có không ít những khó khăn có thể khắc phục.
    Trước hiện thực đó, câu hỏi đặt ra là:
    1) Thành phố Hải Phòng đã vận dụng các chính sách, giải pháp này vào thực tiễn như thế nào và có nét riêng gì?
    2) Tác động của các chính sách, giải pháp hỗ trợ đến sự phát triển của DNNVV phục vụ phát triển nông thôn của Hải Phòng?
    3) Hệ thống chính sách, giải pháp hỗ trợ cho DNNVV phục vụ phát triển nông thôn cần cải tiến theo hướng nào?
    Để trả lời cho câu hỏi này tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu một số giải pháp và chính sách hỗ trợ
    phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông thôn Hải Phòng
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Từ nghiên cứu đánh giá thực trạng các giải pháp, chính sách hỗ trợ DNNVV phục vụ phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng đề xuất định hướng hoàn thiện.


    1.2.3. Mục tiêu cụ thể
    1) Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về giải pháp và chính sách hỗ trợ DNNVV làm rõ về DNNVV phát triển nông thôn.
    2) Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng các giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV phục vụ nông thôn Hải Phòng.
    3) Đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV phục vụ nông thôn ở Hải Phòng.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng vận dụng các giải pháp và chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và bền vững các DNNVV phục vụ phát triển nông thôn Hải Phòng.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian:
    Đề tài tập trung nghiên cứu các DNNVV phục vụ phát triển nông thôn tại quận Hồng Bàng, huyện An Dương và Huyện Thủy Nguyên là đại diện cho ba khu vực chính của Thành phố Hải Phòng là khu vực nội thành, khu vực thành phố có xu hướng chuyển dịch từ huyện thành quận và khu vực huyện ngoại thành
    - Về thời gian:
    Các vấn đề được nghiên cứu và phân tích có tính hệ thống ở nông thôn thành phố Hải Phòng từ năm 2006 - 2009 và đề xuất các định hướng chính sách và giải pháp hỗ trợ các DNNVV phục vụ phát triển nông thôn.
    - Về nội dung:
    Các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV phục vụ nông thôn thành phố Hải Phòng.
     
Đang tải...