Luận Văn Thực trạng, vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy t

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Nguồn vốn đầu tư trong nước.
    Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội, biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước, nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
    1.1. Nguồn vốn nhà nước:
    Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
    * Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
    *Nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Nguồn vốn này đã có tác động tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Bởi vì mặc dù đây là nguồn vốn vay ưu đãi nhưng đây là chế độ vay mượn có hoàn trả nên có phần nào gắn được quyền lợi và trách nhiệm của chủ đầu tư, vì thế chủ đầu tư cần tính toán và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó,vốn tín dụng còn là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả những mục tiêu phát triển xã hội. Đó là cấp vốn ưu đãi cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các ngành trong cả nước, về các trương trình xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    *Nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước : Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khẩu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước được xác định là thành phần chủ đạo của nền kinh tế và nắm giữ một lương vốn khá lớn của nhà nước. Mặc dù có một số hạn chế của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay như làm ăn còn kém hiệu quả, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, rườm rà Song hiện nay với quá trình chấn chỉnh lại cơ chế cấp phát vốn, gắn quyền lợi và trách nhiệm đối với những người có liên quan, tiến trình cổ phần hoá cac doanh nghiệp nhà nước cũng đang được thực hiện có hiệu quả. Nên vì thế, các doanh nhiệp này vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, tích luỹ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng, đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội
    1.2 Nguồn vốn khu vực của dân cư và tư nhân:
    Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được phát huy triệt để.
    Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống. Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như vàng, bạc, ngoại tệ Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động được của hệ thống ngân hàng. Để huy động được số vốn nhàn rỗi to lớn này, nhà nước và các cơ sở có thể thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán. Bằng việc phát hành và mua bán các chứng khoán, các khoản vốn manh mún rải rác trong dân cư và các tổ chức kinh tế sẽ được huy động nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và sản xuất kinh doanh. Cũng thông qua thị trường này, nhà nước có thể phát hành các chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu vay nợ từ công chúng để đầu tư vào các công trình phúc lợi công cộng, các công trình đầu tư phát triển trong khi NSNN còn hạn chế, tránh được lạm phát do không phải in thêm tiền .
    Đối với các cơ sở thì việc huy động vốn trực tiếp qua thị trường chứng khoán là một phương thức tín dụng đa dạng, linh hoạt, có thể đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu khác nhau của chủ đầu tư. đảm bảo hiệu quả và thời gian lưạ chọn.
    Như vậy, tiềm năng vốn của khu vực này là rất lớn. Nếu được huy động triệt để sẽ tạo được một số vốn khổng lồ phục vụ cho đầu tư phát triển và nhu cầu đầu tư của nền kinh tế .
    II. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
    Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm phần tích luỹ của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
    Theo tính chất luân chuyển vốn có thể chia nguồn vốn nước ngoài thành các loại nguồn vốn sau:
    2.1 Nguốn vốn ODA (official development assistance)
    Khái niệm: Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển.
    ODA là nguồn chính trong nguồn tài trợ phát triển chính thức ODF (official development finance) và nó cũng chính là nguồn ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian cho vay dài, khối lượng vốn tương đối lớn, bao giờ ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ ) đạt ít nhất 25% (trường hợp đạt mức 100% là viện trợ không hoàn lại ).Bên cạnh đó không phải ODA không mang lại những điều bất lợi : Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế ( những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Ví dụ : Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ, hay các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% ( do bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động quốc tế

    2.2 Nguồn vốn FDI (Foreign direct investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoà là các cơ sở kinh doanh.
    Nguồn vốn FDI có tác dụng bổ sung nguồn vốn trong nước, đặc điểm cơ bản khác với nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận đầu tư nên nó có thể thúc đảy ngành nghề mới, đặc biệt là nhũng ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác động cực kỳ to lớn đối với quá trình CNH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư. Kinh nghiệm ở 1 số nước Đông Á cho thấy: Vấn đề hiệu quả sử dụng FDI phụ thuộc chủ yếu vào cách thức huy động và quản lý sử dụng nó tại nước tiếp nhận đầu tư chứ không chỉ ở ý đồ của nguời đầu tư.
    Ngoài ra, nguồn vốn này còn đóng góp bù đắp thâm hụt vào tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tạo nguồn thu cho NSNN từ thuế. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh các điều kiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông bước đầu hình thành được các KCN, KCX, KCN cao góp phần thực hiện CNH, HĐH và đô thị hóa các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động ở nước sở tại. Ngoài ra khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp dó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với nhiều nước đang phát triển, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...