Đồ Án Thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước ta hiện nay.

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước ta hiện nay.


    I.Lý luận chung về vai trò kinh tế của nhà nước.
    1.Quan điểm về vai trò kinh tế của nhà nước trong lịch sử.
    -Theo A.Smith các qui luật kinh tế khách quan tự phát chi phối hành động của con người. Nhà nước không cần can thiệp vào kinh tế,nếu có cũng chỉ khi các nhiệm vụ kinh tế đó vượt quá khả năng của một doanh nghiệp .
    -Theo P.A.Samuelson thì điều hành nền kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và nhà nước. “Điều hành nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị trường giống như định vỗ tay bằng một bàn tay”.
    -Theo Các Mác thì quyền lực nhà nước như “vai trò bà đỡ để xã hội cũ thai nghén ra xã hội mới”.Trong các thời kì khác nhau ở các chế độ xã hội khác nhau thì vai trò và chức năng kinh tế của nhà nước cũng có những biểu hiện khác nhau.

    2.Nội dung sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
    a.Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thể hiện thông qua các chức năng:
    -Đảm bảo ổn định kinh tế,chính trị,xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật,tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động.
    -Định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế thông qua việc xây dựng các chiến lược,chính sách cho phát triển.
    -Nhà nước phải đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
    -Nhà nước cần hạn chế,khắc phục những tiêu cực của cơ chế thị trường và thực hiện công bằng trong xã hội.
    b.Nội dung sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
    -Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để tiếp tục quá trình tự do hoá giá cả,thương mại hoá nền kinh tế.
    -Nhà nước đảm nhận vai trò thiết lập,duy trì sở hữu các nguồn lực kinh tế theo hướng xác định chủ sở hữu đích thực.
    -Nhà nước đóng vai trò bà đỡ cho sự ra đời của cơ chế thị trường,các thành phần kinh tế;hướng dẫn các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả.
    -Cải tổ bộ máy hành chính nhà nước sao cho gọn nhẹ,năng động,đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

    3.Sự cần thiết phải tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    -Nước ta trải qua một thời kì chiến tranh dài,hậu quả để lại rất nghiêm trọng nền kinh tế trì trệ kém phát triển.
    -Nước ta chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nên sự quản lý của nhà nước là hết sức cần thiết.
    -Trong xu thế mở cửa hội nhập toàn cầu,khi rào cản thương mại không còn có tác dụng thì sự phát triển kinh tế của một nước phải dựa vào nỗ lực của bản thân nước đó,vì vậy mà những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế.

    4.Phân biệt vai trò kinh tế của nhà nước tư sản và nhà nước ta trong nền kinh tế hiện nay.
    -Giống nhau: quản lý dựa trên yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường nên phương pháp quản lý là giống nhau.
    -Khác nhau: Sự quản lý của nhà nước tư sản nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho các tổ chức độc quyền.Trong khi sự quản lý của nhà nước ta nhằm mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ văn minh.

    II.Thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước ta hiện nay.
    1.Những mặt đã đạt được.
    -Hệ thống luật pháp đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và thuận lợi trong việc khuyến khích đầu tư vào nước ta.
    -Hệ thống ngân hàng và chính sách tài chính tiền tệ đã có những tiến bộ vượt bậc.
    -Sự tiến bộ của thành phần kinh tế nhà nước: việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong đó nhà nước vẫn nắm giữ việc quản lý các doanh ngiệp.
    -Cuối năm nay nước ta sẽ gia nhập vào WTO nên chính sách đối ngoại cũng được cải thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở cửa cạnh tranh với bạn bè thế giới,thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.

    2.Những mặt hạn chế.
    -Môi trường sản xuất kinh doanh chưa thật an toàn ổn định.
    -Đổi mới các lĩnh vực kinh tế chưa đồng bộ với đổi mới ở các lĩnh vực phi kinh tế.
    -Đổi mới quản lý hành chính và nhà nước chưa đồng bộ với sự phát triển kinh tế.
    -Hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu đồng bộ khiến cho các hoạt động kinh tế phi pháp gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.
    -Tư tưỏng về quản lý vĩ mô nền kinh tế chưa được ứng dụng trong việc đổi mới các công cụ vĩ mô của nền kinh tế.

    3.Nguyên nhân
    -Quản lý nhà nước về hệ thống kinh tế thị trường rất phức tạp,luôn luôn biến động trong khi đội ngũ cán bộ còn kém cả về phẩm chất và năng lực .
    -Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên nhiều khó khăn cho bộ máy quản lý nhà nước.
    -Mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến bộ máy quản lý kinh tế về nhà mước gây ra nạn tham nhũng ,hối lộ
    -Bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh,tổ chức chưa chặt chẽ,chức năng và thẩm quyền trách nhiệm của các cán bộ không rõ ràng nên dễ trùng lặp,lấn át,bỏ sót một số vấn đề trong quản lý.
    -Một số cán bộ công nhân viên trong bộ máy quản lý nhà nước trình độ còn non kém,suy đồi về phẩm chất đạo đức làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với bộ máy quản lý nhà nước.
     
Đang tải...