Đồ Án Thực trạng vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước VN


    Chương I: Lý luận chung về Ngân hàng Trung ương
    1.1. Khái niệm, tính chất và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương.
    Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có một NHTW. Các Ngân hàng này đảm nhận nhiều vai trò rất quan trọng như việc kiểm soát và điều tiết mức cung tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của hệ thống tài chính và tiền tệ trong nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô mà chính phủ giao cho.
    Phương thức tổ chức và hoạt động của mỗi NHTW có thể khác nhau khi chúng ta so sánh NHTW này với một NHTW khác tuỳ theo mức độ phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính của mỗi quốc gia. Nhưng chúng đều có một số tính chất chung, đó là:
    - NHTW là một định chế tài chính công cộng lớn nhất có thể biệt lập hoặc phụ thuộc chính phủ, chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều tiết các vấn đề liên quan đến tiền tệ để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng”.
    - NHTW là cầu nối giữa chính phủ và các hoạt động tài chính của nó với nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, liên tục mở rộng sản lượng tiềm năng và tạo nền tảng cho nền Tài chính phát triển.
    - NHTW vừa là một thiết chế hành chính vừa là một doanh nghiệp . Lợi nhuận của NHTW thu được từ việc kinh doanh các loại tài sản liên quan đến tiền và hoạt động đầu tư , được dùng để trang trải các chi phí cho hoạt động của toàn hệ thống. Phần còn lại nộp về kho bạc chính phủ.
    - Chính sách tiền tệ của NHTW phải hỗ trợ chính sách tài chính của chính phủ và ngược lại.
    - NHTW cũng là cơ quan chủ chốt nghiên cứu về khoa học tiền tệ và ngân hàng , có trách nhiệm đào tạo các thế hệ tương lai để quản lý và phát triển hệ thống Ngân hàng trong nước.
    Từ những tính chất chung, chúng ta thấy được NHTW có ba chức năng cơ bản:
    - Thứ nhất : Phát hành giấy bạc và điều tiết lưu thông tiền tệ. Với chức năng này NHTW là Ngân hàng phát hành.
    - Thứ hai: Là Ngân hàng của các Ngân hàng. Đây là chức năng thể hiện vai trò của NHTW với hệ thống NHTM . NHTW cấp giấy phép hoạt động, mở tài khoản tiền gửi, cấp tín dụng cho các NHTM , đồng thời NHTW sẽ tổ chức thanh toán bù trừ cho hệ thống NHTM , đề ra các chính sách quản lý và giám sát các hoạt động của hệ thống NHTM .
    - Thứ ba: Là Ngân hàng nhà nước. Với chức năng này NHTW sẽ quản lý nợ và thâm hụt cho ngân sách nhà nước, tư vấn cho nhà nước về kinh tế tài chính và là đại diện cho nhà nước tại các tổ chức quốc tế.
    Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương
    Bất kỳ một định chế xã hội nào cũng bị tác động bởi cả ba nhân tố: Thói quen về văn hoá, quan điểm về chính trị và nhu cầu hiện có của nền kinh tế. Do vậy, tính đa dạng về văn hoá và lịch sử hình thành là nguyên nhân chính tạo ra sự khác nhau trong cách tổ chức của NHTW. Trên thế giới, có ba nhóm NHTW được cơ cấu chủ yếu như sau:
    - Nhóm thứ nhất: NHTW trực thuộc quốc hội, độc lập với chính phủ. Ví dụ điển hình cho nhóm này là Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng dự trữ của Cộng hoà liên bang Đức. Với hình thức cơ cấu này, NHTW sẽ tránh bị chính phủ lam dụng vai trò phát hành tiền vào mục đích chi tiêu của mình.
    - Nhóm thứ hai: NHTW thuộc chính phủ như Ngân hàng Anh quốc, Ngân hàng Pháp quốc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN). Lý lẽ của nhóm cơ cấu tổ chức này là khi chính phủ quản lý nhà nước vĩ mô nền kinh tế cần phải nắm giữ các công cụ điều tiết của CSTT như phát hành tiền, lãi suất, tỷ giá,
    - Nhóm thứ ba: NHTW trực thuộc Bộ Tài Chính. Lý lẽ của các NHTW khi áp dụng loại hình cơ cấu này là khi quản lý vĩ mô nền kinh tế thì các chính sách tài khoá và tiền tệ phải đồng bộ và thống nhất với nhau, nên việc NHTW trực thuộc Bộ Tài Chính sẽ giúp cho các chính sách kinh tế vĩ mô trở nên linh hoạt và có hiệu quả. Trên thực tế thì loại hình cơ cấu này không còn được áp dụng vì rất khó cho một cơ quan có thể sử dụng tốt nhất cả hai chính sách kinh tế này cùng một lúc.

    1.2. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW thông qua CSTT
    1.2.1. Khái niệm, mục tiêu điều tiết của chính sách tiền tệ
    Có rất nhiều khái niệm về CSTT, trong đó: CSTT theo nghĩa rộng là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế, trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền.
    CSTT theo nghĩa hẹp là chính sách bảo đảm sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát (nếu có) nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
    CSTT của NHTW là tổng thể các biện pháp, công cụ mà NHTW sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu các chính sách kinh tế.
    Như vậy, CSTT là một bộ phận trong tổng thể các chính sách kinh tế và tất cả các NHTW của các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có những mục tiêu khá giống nhau trong việc thiết kế và sử dụng CSTT để điều tiết kinh tế vĩ mô như:
    - CSTT phải phục vụ cho mục đích bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng thực tế. Đồng nghĩa với việc đó là các mục tiêu kinh tế khác của CSTT như giảm thất nghiệp, gia tăng thu nhập quốc dân và mở rộng tiềm năng sản xuất, chống suy thoái
    - CSTT phải hướng về việc ổn định giá cả. Giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế. Khi giá cả lạm phát thấp, mức tăng thu nhập quốc dân thực tế sẽ dương, hiện tượng đầu cơ sẽ giảm, giá trị đồng nội tệ sẽ được ổn định. Ngược lại, khi giá cả lạm phát cao, thu nhập người lao động không tăng kịp với với phần tăng của giá cả, làm cho đời sống của họ trở nên khó khăn hơn. Vì thế, ổn định giá cả là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của CSTT. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao “tăng trưởng nhanh với giá cả ổn định” luôn là phương châm của mọi CSTT.
    - CSTT phải tạo cho nền kinh tế có một nền tảng tài chính ổn định. Theo Friedman, một nền tảng tài chính ổn định để hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể hoạt động có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho nền kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp, cũng như hạn chế các khuyết tật của hệ thống tài chính là mục tiêu chủ đạo của CSTT. Nói cách khác thì bằng CSTT, NHTW phải điều hoà hoạt động của hệ thống tài chính một cách gián tiếp, làm hài hoà một cách tối ưu giữa các mục tiêu chung của cả nền kinh tế với mục tiêu riêng, cụ thể của các tổ chức tài chính .
    - CSTT phải góp phần liên tục mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế quốc dân. Trong mỗi quốc gia, sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào các biến số: Đất đai – tài nguyên – nguồn nhân lực – khoa học kỹ thuật và vốn. Đất đai và tài nguyên thì không thể mở rộng được mà chỉ có thể hiệu quả hoá. Cho nên sự mở rộng đến bao nhiêu và bao giờ về sản lượng tiềm năng phụ thuộc rất lớn vào ba nguồn lực còn lại. Mục tiêu cuối cùng của CSTT là phải góp phần khai thác và phát triển các nguồn lực nói trên một cách hiệu quả và không ngừng tăng lên theo thời gian. Để làm được điều này, chính sách tiền tệ phải ngày càng linh động, chính xác và hiệu quả trong quản lý và điều tiết lưu lượng tiền tệ.
     
Đang tải...