Tiểu Luận Thực trạng, vai trò của Kinh tế Tư bản tư nhân

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng, vai trò của Kinh tế Tư bản tư nhân

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nềnkinh tế Việt Nam. Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường , Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề bất cập trong xã hôi, trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lý đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này.
    Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH, HĐH phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, còn kinh tế tư bản tư nhân như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua mặc dù đã có bước phát triển tốt, kinh tế tư bản tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai trò tương xứng với tiềm năng của nó. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây :
    Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp.
    Tuy nhiên, do thời gian và không gian có hạn cho nên việc thu thập số liệu và tài liệu vẫn chưa đựơc cập nhật vì thế không tránh khỏi những thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, hoan nghênh tất cả những ý kiến đóng góp cho đề án.
    Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các bạn đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề án.
    Tác giả.
    CHƯƠNG I
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN TRONG
    NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

    I. CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
    1. Thành phần kinh tế cá thể ,tiểu chủ.
    Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động.
    Kinh tế tiểu chủ cũng chính là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
    Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phat huy nhanh tiềm năng về vốn sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ cần được khuyến khích.
    Hiện nay, ở nước ta, thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng, lâu dài. Đối với nước ta, cần phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, vừa giải quyết nhiều việc làm cho người lao động - một vấn đề bức bách hiện nay của đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, thành phần kinh tế này phát triển nhanh chóng trong nông lâm ngư nghiệp và thương mại, dịch vụ. Nó đã góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, kinh tế cá thể tiểu chủ dù cố găngs đến bao nhiêu cũng không loại bỏ được những hạn chế vốn có như: tính tự phát , manh mún, hạn chế về kỹ thuật. Do đó Đảng ta chỉ rõ: cần giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ, giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn, về khoa học kỹ thuật và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “ Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc .
     
Đang tải...