Tiểu Luận Thực trạng và xu hướng về việc người cao tuổi hiện nay có hay không sống cùng con cái ( trường hợp ở

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    1. Dẫn nhập. 3
    2. Nội dung chính. 4
    2.1. Tính bức xúc. 4
    2.2. Mô hình sống của người cao tuổi hiện nay. 6
    2.3. Ảnh hưởng đến gia đình, xã hội. 7
    2.4. Nguyên nhân. 8
    3. Kết luận và xu hướng. 10

















    Bài làm
    1. Dẫn nhập.
    Mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội, là một trong những thiết chế quan trọng nhất trong hệ thống các thiết chế của cấu trúc xã hội. Đây cũng là môi trường xã hội hóa đầu tiên của các cá nhân, góp phần hình thành nhân cách của mỗi người. Sự ổn định và phát triển của gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của xã hội.
    Mỗi thiết chế xã hội đều có chức năng của riêng nó. Thiết chế gia đình cũng có những chức năng không thể thay thế được. Và để duy trì được sự ổn định và phát triển của mình thì gia đình đã thực hiện một số chức năng sau:
    Chức năng sinh sản.
    Chức năng giáo dục.
    Chức năng kinh tế.
    Chức năng quản lý
    Một trong những chức năng có thể xem là cơ bản nhất và quan trọng nhất trong hệ thống chức năng của gia đình từ hiện đại đến truyền thống là chức năng chăm sóc trẻ nhỏ, người cao tuổi, người ốm đau
    Các cá nhân đều trải qua cuộc sống của mình bên gia đình. Xuất phát từ môi trường đầu tiên này và cuối cùng khi già yếu đều có xu hướng quay trở lại với gia đình. Hầu hết các cá nhân sinh ra đều nhận được sự chăm sóc, che chở, dạy dỗ của gia đình. Và theo chu kỳ của cuộc sống thì các cá nhân có sự trưởng thành để rồi sau này khi già họ thường trở lại giai đoạn đầu tiên là giai đoạn lệ thuộc vào gia đình mà ở đây chính là con cái giống như khi họ có thời kỳ lệ thuộc vào cha mẹ của mình trong giai đoạn đầu của chu kỳ cuộc sống.
    Người cao tuổi trong có một vị trí rất quan trọng trong xã hội nói chung và trong gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nói riêng. Người cao tuổi ở Việt Nam có một số đặc thù so với người cao tuổi của các nước khác trên thế giới. Ở các nước phương Tây, người cao tuổi có thể có nhiều sự lựa chọn cho việc chăm sóc bản thân chứ không phải chỉ có lệ thuộc vào con cái. Ví dụ như những người cao tuổi có tài chính họ có thể thuê chuyên viên y tế chăm sóc cho bản thân còn những người cao tuổi khác có thể chọn lựa cách sống tập thể trong những sơ sở chuyên chăm sóc người cao tuổi với tiện nghi khá đầy đủ do chính phủ hoặc các tổ chức từ thiện xây dựng. Khác với họ, người cao tuổi ở Việt Nam có ít sự lựa chọn hơn di hoàn cảnh kinh tế cũng như các dịch vụ phúc lợi của nước ta chưa phát triển. Do vậy người cao tuổi chủ yếu dựa vào gia đình con cháu mình. Đạo đức truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay là bổn phận đền đáp công ơn nôi dưỡng của cha mẹ mình. Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội và người cao tuổi đang có một chỗ dựa vào đơn vị gốc này (Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012:152).
    Tuy nhiên trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta đang phải chứng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...