Luận Văn Thực trạng và triển vọng thu hút nguồn vốn ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 12/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác, . Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của hỗ trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.
    Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) là các khoản tài trợ chính thức, bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi, do chính phủ các nước, các tổ chức thuộc liên hiệp quốc, các tổ chức Kinh tế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang và chậm phát triển cũng như Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
    Gần 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA kể từ khi Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với nhóm các nhà tài trợ quốc tế vào tháng 11 năm 1993. Nguồn vốn ODA trong khoảng thời gian qua đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ với 25 nhà tài trợ ODA song phương, trong đó, Hàn Quốc là một trong những quốc gia lớn tài trợ cho Việt Nam, đồng thời Việt Nam là quốc gia lớn nhất nhận tài trợ từ Hàn Quốc.
    Vốn ODA từ Hàn Quốc đã đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nước ta theo đà phát triển quan hệ song phương giữa hai nước trong thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển như: tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và với nguồn vốn của Hàn Quốc nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết nhằm thu hiệu quả tốt hơn. Đó là việc chậm triển khai thực hiện, vấn đề tốc độ giải ngân chậm, vấn đề giải phóng mặt bằng Vậy, Chính phủ cần đề ra những chính sách cụ thể để thu hút hiệu quả nguồn vốn này phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Vì vậy em lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp là: “Thực trạng và triển vọng thu hút nguồn vốn ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam”.
    Kết cấu luận văn gồm 03 chương:
    Chương I: Tổng quan về nguồn vốn ODA
    Chương II: Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam
    Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA Hàn Quốc tại Việt Nam.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về nguồn vốn ODA nói chung và ODA Hàn Quốc nói riêng, luận văn tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn ODA của Hàn Quốc trong mối quan hệ song phương, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Những khó khăn vướng mắc còn tồn tại, triển vọng thu hút có hiệu quả nguốn vốn mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội. Qua đó, luận văn đưa ra một số giải pháp cho việc thu hút nguồn vốn ODA Hàn Quốc tại Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng
    Nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn vốn ODA trên cơ sở phân tích mối quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc, tập trung vào phân tích và đánh giá hoạt đông thu hút ODA Hàn Quốc tại Việt Nam trong những vừa qua và định hướng thu hút cho những năm tiếp theo.
    Phạm vi
    Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động thu hút nguồn vốn ODA Hàn Quốc tại Việt Nam chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1995 tới nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp.
    Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài chủ yếu được khai thác từ các báo cáo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các báo cáo hàng năm của EDCF, các Tạp chí thương mại, niên giám thống kê, báo kinh tế Việt Nam, các nghiên cứu, và thông tin từ mạng Internet.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA. 4
    1.1 Những vấn đề chung về ODA. 4
    1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ODA. 4
    1.1.1.1 Khái niệm về nguồn vốn ODA. 4
    1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn ODA. 5
    1.1.2 Các hình thức viện trợ ODA. 8
    1.1.3 Phân loại ODA. 9
    1.1.3.1 Theo phương thức hoàn trả. 9
    1.1.3.2 Theo nguồn cung cấp. 10
    1.1.3.3 Căn cứ theo điều kiện. 11
    1.2 Những nhân tố tác động đến hiệu quả thu hút vốn ODA. 11
    1.2.1 Nhân tố tác động đến ODA từ phía các nhà tài trợ. 11
    1.2.1.1 Chiến lược, chính sách cung cấp nguồn vốn ODA từ phía nhà tài trợ 11
    1.2.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị nước tài trợ. 12
    1.2.1.3 Môi trường quốc tế và sự phát triển mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai phía tài trợ và nhận tài trợ. 12
    1.2.2 Nhân tố tác động đến thu hút ODA từ phía nhận tài trợ. 13
    1.2.2.1 Tình hình kinh tế chính trị, năng lực tài chính. 13
    1.2.2.2 Hoàn thiện quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ. 14
    1.2.2.3 Hệ thống quy phạm pháp luật 14
    1.2.2.4 Nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về ODA 15
    1.3 Tác động của ODA đối với nước nhận đầu tư 15
    1.3.1 Tác động tích cực. 15
    1.3.2 Mặt trái của ODA. 18
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA CỦA HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM 20
    2.1 Tổng quan về nguồn vốn ODA tại Việt Nam năm 2011. 20
    2.1.1 Tình hình vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA năm 2011. 20
    2.1.2 Tình hình giải ngân vốn ODA năm 2011. 24
    2.2 Hoạt động hỗ trợ phát triển của Hàn Quốc. 28
    2.2.1 Tổng quan về Hàn Quốc. 28
    2.2.2 Tình hình cấp ODA Hàn Quốc trên Thế giới 30
    2.2.3 Các điều kiện viện trợ của Hàn Quốc. 35
    2.3 Thực trạng thu hút vốn ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam 37
    2.3.1 Quan hệ hinh tế Việt Nam – Hàn Quốc. 37
    2.3.2 Chính sách và ưu tiên của Hàn Quốc đối với Việt Nam 40
    2.3.3 Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA Hàn Quốc tại Việt Nam 42
    2.3.3.1 Cơ cấu thu hút nguồn vốn ODA Hàn Quốc theo thời gian. 42
    2.3.3.2 Thu hút vốn ODA Hàn Quốc theo ngành và lĩnh vực. 47
    2.4 Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình thu hút nguồn vốn ODA Hàn Quốc. 50
    2.4.1 Chính sách thu hút ODA vào Việt Nam 50
    2.4.2 Những thuận lợi trong quá trình thu hút ODA Hàn Quốc. 51
    2.4.3 Khó khăn trong quá trình thu hút ODA Hàn Quốc. 54
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG THU HÚT VỐN ODA HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM 57
    3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam 57
    3.2 Triển vọng ODA Hàn Quốc tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015. 60
    3.2.1 Triển vọng ODA Hàn Quốc tại Việt Nam 60
    3.2.2 Phương hướng sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam 63
    3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam 65
    3.3.1 Gắn kết chiến lược thu hút ODA phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước dài hạn. 65
    3.3.2 Nâng cao nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA. 66
    3.3.3 Tiếp tục ưu tiên sử dụng ODA vào các lĩnh vực Hàn Quốc quan tâm. 67
    3.3.4 Phối hợp nguồn vốn ODA và FDI của Hàn Quốc một cách hiệu quả 68
    3.3.5 Hài hoà thủ tục pháp lý của Việt Nam với chính sách và hoạt động của nhà tài trợ. 69
    3.3.6 Cải cách hành chính, môi trường đầu tư, chống tham nhũng và công tác kiểm tra dự án. 70
    3.3.7 Mở rộng đối tượng tiếp nhận vốn và nâng cao năng lực cán bộ ban ngành 71
    KẾT LUẬN 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...