Tiểu Luận Thực trạng và triển vọng phát triển hợp đồng quyền chọn trong thị trường ngoại hối ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Định nghĩa hợp đồng quyền chọn (option market) :
    Hợp đồng mua bán quyền trong đó người mua quyền có quyền nhưng không bắt buộc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỉ giá đã thỏa thuận vào một ngày cụ thể trong tương lai hoặc trước ngày đó, còn người bán quyền phải bán hoặc mua số ngoại tệ theo tỉ giá đã thỏa thuận
    II. Đặc điểm,phân loại:
    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền chọn :
    Ø Người bán quyền ( writer) :người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền,do đó có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền
    Ø Người mua quyền (holder) :người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình
    Ø Phí quyền mua (premium) : chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch
    Ø Tài sản cơ sở ( underlying assets) : tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn.Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa như cà phê,dầu hỏa ,vàng hay chứng khoán như cổ phiếu ,trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR,CHF,CAD .
    Ø Thời hạn quyền chọn ( maturity) : thời hạn hiệu lực của quyền chọn.Quá thời hạn này quyền chọn không còn giá trị
    Ø Trị giá hợp đồng quyền chọn (Volume) : trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ và thị trường giao dịch
    Ø Loại quyền chọn: quyền chọn mua (call option) hoặc quyền chọn bán (put option)
    Ø Loại quyền chọn: quyền chọn mua (call option) hoặc quyền chọn bán (put option)
    2. Phân loại quyền chọn:
    I. Thực trạng và triển vọng phát triển hợp đồng quyền chọn trong thị trường ngoại hối ở Việt Nam
    1. Thực trạng:
    Ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh nói chung và options nói riêng mới bắt đầu được sử dùng từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, các nghiệp vụ options này còn mang tính thí điểm và đơn lẻ.
    Về mặt pháp lý: các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối và quyền chọn ngoại tệ được ban hành là khá nhiều nhưng chúng vẫn chưa quy định cụ thể và thúc đẩy được các giao dịch mua bán quyền chọn phát triển, nó chỉ mang tính tức thời bổ sung cho thị trường ngoại hối, cũng giống như chúng ta chỉ ban hành văn bản luật khi thị trường cần thực hiện các giao dịch này trong ngắn hạn, chứ chưa đưa ra các bộ luật chuẩn quy định cụ thể, thống nhất như luật công cụ bảo hiểm phái sinh chẳng hạn. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn để kinh doanh trên thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...