Luận Văn Thực trạng và triển vọng mạng lưới sản xuất toàn cầu

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 21/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng và thu hút
    ngày càng nhiều các doanh nghiệp, nguồn nhân lực của tất cả các quốc gia trên thế
    giới. Hai động thái diễn ra chính trong quá trình toàn cầu hóa chính là sự tái tổ chức
    và phân bổ lại hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Nhờ sự đổi mới công nghệ và
    quản lý trong doanh nghiệp các hoạt động sản xuất được mô đun hóa và chuyển dần
    ra bên ngoài doanh nghiệp. Động thái thứ hai - sự phân bổ lại hoạt động sản xuất -diễn ra là do toàn cầu hóa đã tạo ra sự liên kết các thị trường sản phẩm, thị trường
    vốn, thị trường đầu tư và dỡ bỏ các rào cản đối với dòng hàng hóa dịch vụ, dòng
    vốn đầu tư. Hai động thái trên đã thúc đẩy sự xuất hiện của mạng lưới sản xuất toàn
    cầu và dẫn đến sự gia tăng chuyên môn hóa theo hoạt động của doanh nghiệp và
    thúc đẩy tăng trưởng thương mại nội ngành và bán thành phẩm. Trong mô hình
    thương mại quốc tế mới này các doanh nghiệp đa quốc gia tăng cường mua đầu vào
    và linh kiện từ các công ty nhỏ hơn trong ngành dọc. Vì vậy các doanh nghiệp từ
    các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội hơn bao
    giờ hết để tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp và đất nước.
    Với bối cảnh Việt Nam, một quốc gia đang phát triển thì việc tham gia sâu
    vào mạng lưới sản xuất toàn cầu có một ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế,
    thương mại và phát triển các ngành khác. Tuy mạng lưới sản xuất toàn cầu xuất
    hiện từ những năm 1970 nhưng cho đến nay Việt Nam chưa có một chỗ đứng vững
    chắc trong mạng lưới này. Vì vậy, với mong muốn hiểu rõ về mạng lưới sản xuất
    toàn cầu và triển vọng của mô hình này từ đó tìm hướng đi cho Việt Nam khi tham
    gia vào mạng lưới sản xuất em chọn đề tài: “Mạng lưới sản xuất toàn cầu: thực
    trạng và triển vọng”.
    Mạng lưới sản xuất toàn cầu đã hình thành trong rất nhiều ngành và lĩnh vực
    như công nghiệp thực phẩm, dệt may, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, viễn
    thông, nông nghiệp, ngành bán lẻ Tuy nhiên theo nhận định của riêng em, hai
    ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp điện tử là những ngành công nghiệp chủ
    chốt có khả năng thúc đẩy nền công nghiệp của một quốc gia một cách nhanh
    chóng. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có nhiều cơ hội phát triển công
    nghiệp điện tử, một ngành công nghiệp rất năng động. Chính vì vậy khóa luận tập
    trung nghiên cứu mạng lưới sản xuất trong hai ngành công nghiệp này để thấy được
    sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đây cũng chính là hai ngành công
    nghiệp đã tạo ra bước tiến thần kì cho khu vực Đông Á và khiến mạng lưới sản xuất
    Đông Á trở thành mạng lưới năng động có nhiều đặc điểm nổi trội và phát triển nhất
    thế giới.
    Để làm rõ được vấn đền này nội dung chính của khóa luận được chia thành
    3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về mạng lưới sản xuất toàn cầu
    Chương 2: Thực trạng phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu
    Chương 3: Triển vọng phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu và gợi ý chính
    sách cho Việt Nam
    MỤC LỤC
    Lời Mở Đầu 1
    Chương 1: Lý luận chung về mạng lưới sản xuất toàn cầu . 3
    I. Một số khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) 3
    1.1. Một số khái niệm liên quan đến GPNs 3
    1.1.1. Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) 3
    1.1.2. Chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCCs) . 5
    1.1.3. Chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCs) . 7
    1.1.4. Cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp . 7
    1.2. Khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) 8
    1.2.1. Mạng lưới sản xuất (PNs) 8
    1.2.2. Mạng lưới sản xuất khu vực (RPNs) 9
    1.2.3. Mạng lưới sản xuất quốc tế (IPNs) 9
    1.2.4. Mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs) . 10
    II. Một số lý thuyết về mạng lưới sản xuất toàn cầu . 13
    2.1. Lý thuyết phân đoạn sản xuất (Fragmentation theory) 13
    2.2. Lý thuyết địa lý kinh tế mới giải thích sự tập trung hóa sản xuất
    (New economic geography) . 16
    2.3. Lý thuyết nội bộ hóa (Internalization theory) . 17
    2.4. Mô hình đàn nhạn bay (Flying-geese pattern) 19
    III. Đặc điểm chung của mạng lưới sản xuất toàn cầu 20
    3.1. Các thành phần tham gia mạng lưới 20
    3.1.1. Các công ty đầu tàu . 20
    3.1.2. Các nhà cung cấp địa phương 21
    3.2. Kết hợp giữa tính phi tập trung và tập trung hóa sản xuất 22
    3.3. Lan tỏa tri thức trong mạng lưới sản xuất toàn cầu 24
    IV. Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
    của mạng lưới sản xuất toàn cầu 27
    4.1. Toàn cầu hóa kinh tế và sự thay đổi bản chất của quá trình cạnh
    tranh 27
    4.2. Tái cơ cấu và thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp . 27
    4.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 28
    V. Vai trò của mạng lưới sản xuất toàn cầu . 29
    5.1. GPNs đối với doanh nghiệp 29
    5.2. GPNs đối với nền kinh tế quốc gia . 30
    5.3. GPNs đối với nền kinh tế khu vực và thế giới 31
    Chương 2: Thực trạng phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu . 32
    I. Mạng lưới sản xuất toàn cầu trong một số ngành 32
    1.1. Mạng lưới sản xuất trong công nghiệp điện tử 32
    1.1.1. Những thay đổi trong ngành công nghiệp điện tử 32
    1.1.2. Phân công lao động trong mạng lưới sản xuất công nghiệp điện tử
    34
    1.1.3. Sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu trong công nghiệp
    điện tử . 38
    1.2. Mạng lưới sản xuất trong công nghiệp ô tô . 42
    1.2.1. Những thay đổi trong ngành công nghiệp ô tô thế giới 42
    1.2.2. Phân công lao động quốc tế trong công nghiệp ô tô . 45
    1.2.3. Tập trung quyền lực trong mạng lưới sản xuất ô tô 49
    II. Mạng lưới sản xuất tại Đông á . 54
    2.1. Tình hình chung 54
    2.2. Sự hình thành mạng lưới sản xuât Đông á . 54
    2.3. Một số đặc điểm của mạng lưới sản xuất Đông á . 56
    2.4. Vai trò của Nhật Bản trong mạng lưới sản xuất Đông á . 61
    2.5. Sự nổi lên của Trung Quốc trong mạng lưới sản xuất Đông á . 65
    2.6. Đánh giá chung 66
    III. Sự tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất toàn cầu . 67
    3.1. Đôi nét về kinh tế Việt Nam . 67
    3.2. Chính sách công nghiệp của Việt Nam 68
    3.3. Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực Đông á 69
    3.3.1. Việt Nam trong mạng lưới sản xuất điện tử . 69
    3.3.2. Việt Nam trong mạng lưới sản xuât ô tô 71
    3.3.3. Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất dệt may 72
    3.4. Đánh giá chung 74
    3.4.1. Kết quả đạt được . 74
    3.4.2. Hạn chế . 74
    Chương 3: Triển vọng phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu và gợi ý chính sách cho
    Việt Nam . 76
    I. Triển vọng phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu . 76
    1.1. Sự thay đổi của các nhân tố chính tác động đến mạng lưới sản xuất
    toàn cầu . 76
    1.1.1. Tăng cường liên kết nội khối thông qua các hiệp định thương mại
    tự do. . 76
    1.1.2. Sự điều chỉnh chiến lược của các công ty đa quốc gia và xuyên
    quốc gia 78
    1.1.3. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . 80
    1.2. Triển vọng phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu 81
    II. Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong thời gian tới khi
    tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu . 82
    2.1. Thuận lợi 82
    2.2. Khó khăn 84
    III. Gợi ý chính sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường tham gia vào
    mạng lưới sản xuất toàn cầu . 88
    3.1. Gợi ý chính sách dành cho Chính Phủ 88
    3.1.1. Tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 88
    3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao 90
    3.1.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ . 91
    3.1.4. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 91
    3.1.5. Tạo liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp
    trong nước . 92
    3.2. Gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam . 93
    3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 93
    3.2.2. Tiếp thu tri thức, công nghệ tiên tiến của nước ngoài 93
    3.2.3. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển 94
    Kết Luận . 95
    Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo . 96
    Phụ lục 1 . 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...