Luận Văn Thực trạng và thách thức về chất thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã Ng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỂ
    I. Đặt vấn đề
    Ở Việt Nam vấn đề môi trường đã trở nên rất quan trọng trong toàn xã hội. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kéo theo sự phát sinh chất thải nghiêm trọng. Chất thải rắn phát sinh từ trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của xã hội cần được quản lý thu gom và xử lý một cách có hiệu quả để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đó luôn là mục tiêu của các nhà quản lý môi trường và sự mong muốn của người dân.
    Trong xu thế chung của cả nước, Hải Phòng được đánh giá là một trong những đô thị phát triển về kinh tế, cũng là khu vực tập trung các vấn đề ô nhiễm môi trường. Các vấn đề của “căn bệnh đô thị” như: kiến trúc thiếu đồng bộ, giao thông tắc nghẽn, nước thải sinh hoạt, di dân tự do và các vấn đề xã hội nan giải khác . nảy sinh; quy hoạch ngày càng xa rời mục đích gốc - vốn phải phục vụ nhu cầu và thói quen của đại bộ phận dân cư. Đặc biệt những năm gần đây quá trình đô thị hoá quá nhanh khiến cho các vấn đề đối nghịch về kinh tế và môi trường càng thêm bức xúc. Ở các quận nội thành tập trung đông dân số, quá trình đô thị hoá kéo theo sự gia tăng của các nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, dịch vụ thì lượng chất thải rắn sinh ra rất lớn. Ngược lại các huyện ngoại thành sự chuyển dịch kinh tế và các vấn đề môi trường chung mang tính phức tạp và sự phát sinh chất thải rắn cũng như công tác quản lý chất thải rắn gặp nhiều khó khăn.
    Huyện Thuỷ Nguyên nằm ở phía Bắc của thành phố Hải Phòng, là một huyện lớn nhất của thành phố (với 37 xã, thị trấn) có các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra cho huyện một nhiệm vụ quan trọng là phòng thủ, an ninh quốc phòng đối với thành phố và khu vực. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp địa bàn của huyện và gây ra áp lực ngày càng tăng trong việc sử dụng đất đai, phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí từ các khu công nghiệp, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Bên cạnh đó thực trạng chất thải rắn sinh hoạt cũng đang trở thành vấn đề đáng quan tâm trong khu vực này. Tính chất của sự bắt đầu phát triển gây ra các nguồn phát sinh cũng như tính chất và thành phần của rác rất phức tạp. Công tác quản lý chất thải rắn đã được hình thành nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Theo tốc độ đô thị hoá khác nhau, tình trạng này có sự thay đổi và nó cũng phụ thuộc vào sự nhận thức khác nhau của con người. Từ thực trạng phức tạp trên chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và thách thức về chất thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã Ngũ Lão và thị trấn Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng”.
    II. Mục đích và yêu cầu của đề tài
    1. Mục đích



    Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ngũ Lão và thị trấn Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên.
    Đánh giá thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến đời sống của người dân.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
    2. Yêu cầu


    Đánh giá được thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nghiên cứu ở các mức độ đô thị hoá khác nhau.
    Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải có tính khả thi.
    MỤC LỤC
    Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỂ 1
    I. Đặt vấn đề . 1
    II. Mục đích và yêu cầu của đề tài . 2
    1. Mục đích 2
    2. Yêu cầu 2
    PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    I. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt và quản lý CTR . 3
    1. CTR sinh hoạt . 3
    1.1. Khái niệm CTR sinh hoạt . 3
    1.2. Nguồn gốc và thành phần CTR sinh hoạt 3
    1.3. Một số vấn đề liên quan đến CTR sinh hoạt 5
    2. Quản lý CTR . 9
    II. Đô thị hoá (ĐTH) và thực trạng CTR sinh hoạt . 12
    1. ĐTH và các vấn đề các vấn đề phát sinh trong quá trình ĐTH 12
    1.1. Khái niệm . 12
    1.2. Các vấn đề phát sinh 13
    2. Thực trạng CTR sinh hoạt dưới áp lực của quá trình ĐTH . 14
    2.1. Trên thế giới . 14
    2.2. Ở Việt Nam 21
    2.3 Ở Hải Phòng . 26
    Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
    II. Nội dung nghiên cứu 29
    III. Phương pháp nghiên cứu . 310
    Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 32
    I. Đặc điểm tự nhiên và sự phát triển với các vấn đề liên quan tới tiến trình ĐTH 32
    1. Đặc điểm tự nhiên . 32
    1.1. Xã Ngũ Lão 32
    1.2. Thị trấn Minh Đức . 32
    2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội . 33
    2.1. Phát triển kinh tế . 33
    2.2. Sự thay đổi về hạ tầng cơ sở và các điều kiện xã hội khác 34
    2.3. Ảnh hưởng đến môi trường sống 39
    II. Hiện trạng CTR sinh hoạt . 41
    1. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng CTR sinh hoạt 41
    1.1. Lượng CTR sinh hoạt tại các khu vực . 41
    1.2. Lưọng CTR sinh hoạt theo nguồn phát sinh 42
    2. Thành phần CTR sinh hoạt 46
    2.1. Tỷ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại hộ gia đình 47
    2.2. Sự thay đổi về thành phần rác hộ gia đình ở các khu vực khác nhau tương ứng với các mức sống khác nhau . 48
    3. Tỷ trọng rác thải . 49
    III. Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt . 50
    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và xử lý 50
    1.1 Thực trạng quản lý hành chính 50
    1.2. Chi phí cho công tác VSMT và quản lý CTR sinh hoạt 51
    1.3. Công tác kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục nhận thức . 53
    1.4. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho công tác quản lý 55
    1.5. Thái độ, nhận thức của người dân và các cán bộ, công nhân viên về công tác quản lý CTR sinh hoạt 56
    2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển . 60
    2.1. Hoạt động thu gom, vận chuyển . 60
    2.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển 61
    3. Thực trạng công tác phân loại và xử lý . 64
    3.1. Công tác phân loại và xử lý . 64
    3.2 Ảnh hưởng của bãi rác trước thực trạng quản lý và xử lý tại địa phương 65
    IV. Dự báo lượng phát sinh CTR sinh hoạt trong tương lai 66
    1. Tốc độ tăng dân số 66
    2. Dự báo về khối lượng CTR sinh hoạt đến 2020 67
    V. Một số giải pháp thay đổi thực trạng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR sinh hoạt cho khu vực nghiên cứu trước các áp lực ở hiện tại và tương lai . 68
    1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng . 68
    2. Tăng cường hoạt động quản lý 69
    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
    I. Kết luận 72
    1. Về thực trạng CTR sinh hoạt 72
    2. Về thực trạng quản lý CTR sinh hoạt 72
    3. Về áp lực của CTR sinh hoạt trong tương lai . 72
    II. Kiến nghị . 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...