Luận Văn Thực trạng và quản lý các dự án ODA tại Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng và quản lý các dự án ODA tại Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả


    LỜI MỞ ĐẦU​

    1. Lý do chọn đề tài


    18 năm kể từ Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vào tháng 11.1993, đánh dấu mốc Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA, nguồn vốn này đã trở thành một phần không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Nhờ có sự hỗ trợ bởi các khoản vốn và những kinh nghiệm phát triển quý báu từ nguồn ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được cải thiện và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như xã hội, y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo .

    Trong gần 2 thập kỷ vừa qua, ODA đã đóng vai trò quan trọng cùng với các nguồn vốn khác huy động từ bên ngoài, kết hợp chặt chẽ với các nguồn lực trong nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Song, trong bối cảnh của nước thu nhập trung bình, theo thông lệ quốc tế, viện trợ được dành nhiều hơn cho các nước thu nhập thấp, do vậy chính sách tài trợ cho Việt Nam của các đối tác phát triển đang và sẽ thay đổi, cơ cấu và các điều kiện cho vay theo hướng tổng quát là viện trợ không hoàn lại sẽ giảm, vốn vay ODA ưu đãi cũng giảm; vốn vay kém ưu đãi sẽ tăng. Đây là những vấn đề mà các đại biểu đánh giá là những thách thức chính trong hợp tác phát triển mà Việt Nam và các đối tác phát triển của mình phải tìm cách vượt qua.

    Cộng vào đó quá trình quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam chưa thực sự phát huy hết tiềm lực vốn có. Nguyên nhân một mặt là do quá trình quản lí và sử dụng ODA của Việt Nam chưa thật tốt, mặt khác chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ.

    Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn ODA và cũng nhận thấy được nhiều điều bất cập trong quá trính quản lý và sử dụng nguồn vốn này, nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng” để làm đề tài cho môn học đầu tư quốc tế. Với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trang thu hút, quản lý và sử dụng ODA thời gian qua, đánh giá được vai trò, lợi ích của nguồn vốn này mang lại cũng như những hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA – một nguồn vốn quan trọng hỗ trợ cho việc phát triển đất nước.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Thông qua việc phân tích thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để đề ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam thời gian tới.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

    - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam từ năm 1993 – 2010.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Trong phần trình bày này chúng tôi có tham khảo và sử dụng ý kiến của các chuyên gia đánh giá về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA Việt Nam hiện nay, các số liệu thống kê từ Tổng Cục Thống Kê, Bộ kế hoạch đầu tư và một vài nguồn dữ liệu sơ cấp, thứ cấp khác.

    5. Kết cấu đề tài

    Nội dung của đề tài gồm có 3 chương:

    - Chương 1: Những hiểu biết chung về ODA

    Chương này trình bày các khái luận về ODA, phân loại ODA với các hình thức đầu tư khác, vai trò và hậu quả của ODA với các bên; và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam qua những thành công và thất bại của một số nước tiếp nhận và sử dụng vốn ODA

    - Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam:

    Trong phần này chúng tôi đánh giá, phân loại tình hình thu hút và phân bổ ODA theo ngành, theo đối tác. Quy trình khai thác và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam hiện nay, các quy định pháp lý về ODA.

    - Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA.

    Mặc dù đã rất cố gắng thực hiện tiểu luận nhưng do giới hạn về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của Cô và các bạn để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn.



    Mục Lục


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4. Phương pháp nghiên cứu

    5. Kết cấu đề tài


    Chương 1: Những hiểu biết về ODA

    1. Khái niệm, đặc điểm của ODA

    1.1. Khái niệm về ODA

    1.2. Đặc điểm của ODA

    2. Điểm giống và khác nhau giữa ODA với những hoạt động đầu tư khác

    1.1. Giống nhau:

    1.2. Khác nhau:

    1.3. Phillipine nói “ Không với ODA”

    3. Các hình thức ODA

    1.1. Phân loại theo cách hoàn trả vốn:

    1.2. Phân loại theo nguồn vốn hình thành:

    1.3. Phân loại theo hình thức sử dụng vốn:

    4. Kinh nghiệm thành công và thất bại của một số nước tiếp nhận và sử dụng vốn ODA và những bài học rút ra cho VN

    1.1. Kinh nghiệm thu hút ODA của Trung Quốc:

    1.2. Thời kỳ 1979 – 1983.

    1.3. Điều chỉnh chính sách vay nợ trong những năm 90

    5. Kinh nghiệm thu hút ODA của Malaysia

    6. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam


    Chương 2: Thực trạng ODA tại VN

    1. Xuất xứ của ODA:

    2. Vài nét về lịch sử hình thành nguồn vốn ODA tại VN

    1.1. Huy động và sử dụng vốn ODA giai đoạn 1986 – 1990

    1.2. Huy động và sử dụng vốn ODA giai đoạn 1993 đến nay

    3. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại VN hiện nay

    1.1. Tình hình thu hút và giải ngân ODA qua các năm

    1.2. Tình hình tài trợ ODA theo đối tác

    1.3. Tình hình thu hút ODA theo ngành

    4. Qui trình khai thác và sử dụng ODA

    1.1. Bộ máy quản lý nhà nước về ODA

    1.2. Quy trình triển khai một dự án ODA:

    5. Thành công và hạn chế, những nhân tố tác động đến việc khai thác và sử dụng vốn ODA

    1.1. Thành công:

    1.2. Những mặt hạn chế

    1.3. Nhân tố ảnh huởng tới sử dụng vốn ODA


    Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA

    KẾT LUẬN


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...