Thạc Sĩ Thực trạng và phương hường xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh ng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ​​

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Ngành in thuộc hệ thống các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo ra các ấn phẩm phục vụ cho nhu cầu thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội trong đời sống kinh tế hiện nay. Sản phẩm của ngành in rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại ấn phẩm báo chí, tranh ảnh, bao bì, nhãn mác hàng hóa, thiệp mừng, được in trên giấy hoặc các chất liệu khác nhau. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu xã hội đối với chất lượng in ấn, công tác in ấn đòi hỏi phải có quy trình công nghệ hiện đại, trang thiết bị nhiều máy móc kỹ thuật và phương tiện phục vụ sản xuất.
    Đóng vai trò đầu tàu của toàn ngành, ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển đáng kể, luôn dẫn đầu trong việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới, chiếm gần ½ sản lượng của toàn ngành Theo số liệu đăng ký chính thức tại Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, chỉ riêng máy in offset được cấp giấy chứng nhận và biển số kiểm soát cho đến nay đã là
    957 máy. Năng lực thiết kế của ngành in thành phố ước khoảng 271 tỉ trang in 13 x 19 cm và năng lực thực tế khoảng 135 tỉ trang in. Hoạt động của ngành in TPHCM góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hoá xã hội nói chung.
    Thực tế quản lý doanh nghiệp ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây cho thấy nổi lên hiện tượng một số doanh nghiệp lớn bị phá sản, mất khả năng chi trả dẫn đến giựt nợ ngân hàng và giựt nợ lẫn nhau hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ dẫn đến thanh lý phá sản. Đó là hệ quả tất yếu của sự quản lý chủ quan và yếu kém nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, mà chủ yếu là công tác quản trị tài chính kế toán nội bộ tại doanh nghiệp bị buông lõng và xem nhẹ. Sự nhận thức và hiểu biết về kế toán quản trị vẫn còn nhiều hạn chế. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là lợi nhuận. Để đạt được điều này đòi hỏi quá trình tổ chức quản lý của doanh nghiệp cũng phải linh hoạt, kịp thời đáng tin cậy để giúp những nhà quản trị ra được những quyết định đúng đắn. Hệ thống thông tin được đề cập ở đây ngoài kế toán tài chính không thể thiếu được kế toán quản trị. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai, đó là những thông tin cần thiết một cách trực tiếp và thường xuyên đối với các nhà quản trị – bộ não điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn cố gắng đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và không ngừng phát triển trong một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.
    Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của nó không khác gì hơn là lợi nhuận. Dĩ nhiên, lợi nhuận đạt được càng cao càng tốt, tuy vậy trong các sách lược hoạch định của từng nhà quản trị để đi đến mục tiêu lợi nhuận không phải là giống nhau. Một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính sáng sủa phải có mức lợi nhuận ổn định và phát triển qua từng năm tài chính, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh không có những rủi ro khách quan bất ngờ và đáng kể. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có các quyết định đúng đắn và kịp thời trong công tác chỉ đạo mọi mặt của doanh nghiệp.
    Muốn vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết lập các báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, người quản trị cần phải hiểu biết, nắm bắt được công tác tổ chức, phối hợp, tiên liệu, ra quyết định
    và kiểm soát mọi thứ trong doanh nghiệp hầu chỉ đạo và hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều này, cần phải nắm vững tình hình tài chính của mình, thông qua số liệu kế toán tài chính, phân tích, đánh giá và đề ra những dự án cho tương lai. Tóm lại, ở mọi lĩnh vực trong hệ thống kinh tế, các thông tin có liên quan đến quyết định cần phải được lựa chọn, phân tích, ghi chép và sử dụng trước khi sự xét đoán được hình thành và quyết đoán được đưa ra. Kế toán quản trị là nguồn cung cấp tốt nhất những thông tin cần thiết này.
    Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên toàn thế giới hiện nay, yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một quốc gia là hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng tạo dựng và củng cố vị trí kinh tế của mình trên trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dốc hết mọi nỗ lực để vực dậy nền kinh tế nước nhà. Chúng ta đã tham gia vào tổ chức khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC). Mặc dù Chính phủ cũng đang từng bước cố gắng thực hiện các chính sách cải cách về kinh tế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải tự nhận thức được mình trên thương trường. Sự cạnh tranh tất yếu của sản phẩm bán ra, việc kiểm tra trên quy mô riêng: giờ công lao động, chi phí một sản phẩm, mức lợi nhuận thu được trên một sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm bán ra, đã là một yếu tố cần thiết ngày càng lớn đối với kế toán quản trị doanh nghiệp. Như vậy, với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính xí nghiệp, kế toán quản trị đã và đang là công cụ thực sự quan trọng, một cần thiết khách quan cho sự tăng trưởng kinh tế nếu được vận dụng và phát huy tối đa trong môi trường quản lý của mọi doanh nghiệp.
    Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, việc“xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của báo cáo kế toán quản trị nhằm mục đích làm rõ vai trò, công dụng của thông tin từ các báo cáo kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp trong cơ chế quản lý mới. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống các báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Khảo sát tình hình thực tế về công tác xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Nghiên cứu các chủ trương, chính sách chế độ và các tài liệu trong nướccó liên quan đến kế toán quản trị của kế toán Việt Nam.
    - Nghiên cứu các báo cáo kế toán quản trị thông qua một số tài liệu về kế toán quản trị trong nước và nước ngoài nhằm chọn lọc và xây dựng các báo cáo cụ thể cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, toán kinh tế để phân tích, chứng minh và giải quyết vấn đề.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    - Khái quát được quá trình hình thành và phát triển của báo cáo kế toán quản trị Việt Nam kết hợp phân tích thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra những điểm nổi bật về thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Xây dựng hệ thống các báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
    6. Kết cấu của luận văn: Luân văn bao gồm
    Lời mở đầu
    Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị, báo cáo kế toán quản trị và ngành in
    Chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh
    Chương 3: Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh
    Kết luận
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...