Luận Văn Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1 3


    KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÔNG KHÍ VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ


    BẢO VỆ KHÔNG KHÍ .3


    1.1 KHÁI NIỆM KHÔNG KHÍ VÀ ĐẶC TRƯNG KHÔNG KHÍ .3


    1.1.1 Khái niệm không khí 3


    1.1.2. Đặc trưng không khí 3


    1.2. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 4


    1.2.1. Khái niệm ô nhiễm không khí .4


    1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí 7


    1.3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG PHÔ BIẾN CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 8


    1.4. NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI VỀ VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ . 10


    1.5. KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ KHÔNG KHÍ 11


    1.5.1 Pháp luật quốc tế điều chinh về không khí .12


    1.5.1.1 Công ước Geneva 1979 về ô nhiễm không khỉ xuyên biên giới có tầm xa 12


    1.5.1.2 Hiệp ước Vienna 1985 về bảo vệ lớp ozone .14


    1.5.1.3 Hiến chương năng lượng Châu Âu 15


    1.5.1.4 Công ước khung NewYork 1992 về thay đoi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 15


    1.5.2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về không khí 16


    CHƯƠNG 2 . 7 19


    THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ KHÔNG KHÍ 19


    2.1. TRÁCH NHIÊM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ KHÔNG KHÍ . 19


    2.1.1. Quản lý nhà nước theo thấm quyền chung .22


    2.1.2. Quản lý nhà nước theo thấm quyền chuyên môn 23


    2.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC cơ QUAN TỒ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ KHÔNG KHÍ 24


    2.3. PHÁP LUẬT KIÊM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ .27


    2.3.1. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí .29


    2.3.1.1. Tiêu chuẩn chat lượng không khỉ xung quanh .30


    2.3.1.2.Tiêu chuẩn khí thải .31


    2.4. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 32


    2.4.1. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm không khí. 33


    2.4.2. Xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không


    khí 31
    2.4.3. Xử lý dân sự trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí 41


    2.5. THỰC TIỄN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG .42


    2.5.1. Thực tiễn ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh 42

    2.5.2. Thực tiễn ô nhiễm không khí tại thành phố càn thơ .43


    2.6. NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỀ XUẤT BẢO VỆ KHÔNG KHÍ . .43


    2.6.1. Những bất cập của pháp luật về bảo vệ không khí và môi trường 43


    2.6.2. Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường không khí .46


    KẾT LUẬN .48


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .50

    LỜI MỞ ĐẦU


    l. Tính cấp thiết của đề tài.


    Sự tồn tại của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, nước uống, hoạt động, lao động . Nhưng yếu tố quan trọng nhất, trực tiếp nhất, thiết yếu nhất đối với con người và sinh vật trên trái đất đó là không khí. Con người không thể sống và làm việc nếu không hít thở không khí, lá cây không thể sinh trưởng nếu không trao đổi khí với môi trường, động vật lớn nhỏ thậm chí vi sinh vật nhỏ bé nhất không thể tồn tại nếu thiếu không khí. Có thể khẳng định rằng nếu không có không khí thì cũng không có bất cứ sự tồn tại nào trên trái đất, cho thấy vai trò của không khí rất quan trong cho sự sống của con người và sinh vật. Do vậy, bảo vệ không khí là bảo vệ chính nguồn sống quý giá nhất của con người nhưng làm sao để bảo vệ không khí luôn trong lành sạch sẽ đó là câu hỏi khó cho tất cả các quốc gia trên thế giới và kể cả Việt Nam.


    Thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng tiến bộ nhu cầu của con người trong hoạt động đời sống hằng ngày tăng cao. Bên cạnh đó là những vấn đề phát sinh đáng lo ngay như khói, bụi, hóa chất độc hại được sản sinh ra và thải vào môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của con người ngày càng tăng, mọi thứ độc hại chưa được xử lý đều được con người đẩy vào môi trường sống, môi trường không khí làm cho không khí ngày càng bị ô nhiễm. Chính con người đã làm cho không khí ô nhiễm thì con người phải gánh chịu hậu quả đó. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật, đến lúc nào đó không khí bị ô nhiễm nặng thì con người và sinh vật không thể tồn tại được nữa, con người đã tự hủy hoại nguồn sống duy nhất của mình.


    Đối với nước ta trong vấn đề bảo vệ không khí, bảo vệ môi trường sống cũng rất đáng lo ngại. Trong những năm qua các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông tăng nhanh và có xu hướng ngày càng tăng thì đồng nghĩa với việc lượng khí thải, khói, bụi ngày càng nhiều được thải vào môi trường một cách vô tội vạ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp trong thời gian vừa qua cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí do sự không tuân thủ pháp luật và thiếu ý thức của các cá nhân, tổ chức chỉ biết sống quyền lợi trước mắt của mình mà quên đi trách nhiệm nên cần phải có sự tham gia quản lý của nhà nước, theo đó các tổ chức, cá nhân khi có quyền lợi thì phải gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định của mình. Trong lĩnh vực bảo vệ không khí thì nhà nước phải có những chính sách, kế hoạch, các quy định pháp luật cụ thế. Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh vấn đề bảo vệ không khí ở nước ta còn rất hạn chế, chưa có một bộ luật riêng hoàn chỉnh chỉ nằm rải rác trong các văn bản giá trị pháp lý chưa cao chỉ mang tính chất chung chung, hình thức xử phạt còn nhẹ chưa kiên quyết. Từ những lý do trên mà người viết đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí”.


    2. Phạm vỉ nghiên cứu.


    Qua nghiên cứu đề tài này người nghiên cứu muốn làm rõ hom tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay. Đem lại cách nhìn tổng quát hơn về vấn đề ô nhiễm không khí nhằm đề ra phương hướng biện pháp khắc phục để hạn chế tối đa ô nhiễm không khí.


    3. Mục tiêu nghiên cứu.


    Việc nghiên cứu đề tài này với mục tiêu tìm hiểu và phân tích các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề bảo vệ không khí ở nước ta hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, từ đó đưa ra những hạn chế trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật về bảo vệ không khí. Đồng thời, rút ra kết luận đánh giá những kiến thức có được để đưa ra phương hướng hoàn thiện phù hợp.


    4. Phương pháp nghiên cứu.


    Phương pháp chủ yếu được áp dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích luật viết, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp so sánh.


    5. Kết cấu luận văn.


    Luận văn bao gồm:


    - Mục lục.


    - Lời nói đầu.


    - Chương 1. Khái quát một số vấn đề về không khí và các quy định về bảo vệ không khí.


    - Chương 2. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ không khí.


    - Kết luận.


    - Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...