Luận Văn Thực trạng và phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với cá nhân tại Ngân hàng Agribank – Chi nh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Với vai trò là ngành kinh tế huyết mạch trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, những năm qua ngành Ngân hàng đã có những đổi mới mạnh mẽ nhiều mặt, từ mô hình tổ chức, cơ chế nghiệp vụ, phát triển mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, .để cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng tốt hơn, góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
    Trong giai đoạn hiện nay, xét về khía cạnh chuyên môn, dịch vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản có của các Ngân hàng, đồng thời nó cũng là dịch vụ mang lại thu nhập chủ yếu trong hoạt động ngân hàng, vì vậy nó hiện là mục tiêu cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng.
    “ Cho vay tiêu dùng ” cách đây khoảng 20 năm về trước còn là khái niện khá mới đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, nhưng một vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của nhiều TCTD. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển. Nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40% đến 50% trên tổng dư nợ, thì tỷ lệ này của các TCTD Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng khoảng 5% trên tổng dư nợ tín dụng. Qua đó, cho thấy, với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay và với số dân trên 84 triệu người đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng . Vậy cho vay tiêu dùng là gì? Đặc điểm và lợi ích như thế nào?


    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.Khái quát về ngân hàng Thương Mại
    1.1 Khái niệm :

    Ngân hàng Thương Mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.

    1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương Mại:
     Chức năng làm trung gian tín dụng :
    Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng vốn đó để đầu tư vào các nhu cầu khác trong nền kinh tế. Như vậy, Ngân hàng vừa đi vay vừa cho vay. Phần chênh lệch giữa vay và cho vay đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
    Chức năng trung gian tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế vì đã điều hoà vốn từ nơi tạm thừa đến nơi tạm thiếu, làm giảm tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình vận động của vốn tiền tệ trong xã hội thu giá trị thăng dư.
     Chức năng trung gian thanh toán :
    Ngân hàng trả tiền cho khách hàng theo lệnh của chủ tài khoản và nhập vào tài khoản và nhập vào tài khoản tiền theo lệnh của họ. Thực chất của chức năng này là Ngân hàng làm thủ quỹ, thực hiện các uỷ nhiệm của khách hàng.
    Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa với nền kinh tế vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng trong quan hệ thanh toán và tiết kiệm tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ.
     Tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt
    Ngân hàng đã phát hành giấy bạc Ngân hàng thay cho vàng trong lưu thông tiền tệ.
    Phát hàng séc và các công cụ lưu thông khác thay thế cho giấy bạc. Ngân hàng đã tạo điều kiện cho xã hội tiết kiệm được một khối lượng chi phí lưu thông khá lớn.

    2. Các vấn đề cơ bản về tín dụng:
    2.1 Khái niệm tín dụng:

     Tín dụng xuất phát từ chữ La-tinh: Creditium có thể hiểu Creditium là sự tin tưởng, là sự nuôi dưỡng lòng tin, là sự hẹn trả.
     Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế này với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hoàn trả.
     Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người cho vay (người sở hữu) sang người đi vay (người sử dụng) và khi đến hạn hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu, khoản giá trị dư ra này gọi là lợi tức tín dụng.
     Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa ba nội dung :
    ã Có sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng
    ã Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
    ã Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.

    2.2 Chức năng của tín dụng:
     Chức năng tập trung và phân phối lại theo nguyên tắc có hoàn trả:
    Thực hiện chức năng này, tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ và tiêu dùng. Hiện nay, vốn tín dụng là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ vốn lưu động của các doanh nghiệp. Ngoài ra vốn tín dụng còn là vốn đầu tư trong lĩnh vực vốn cố định.
    Trong nền kinh tế, phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng 2 cách :
    Phân phối trực tiếp: Là phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu các công ty.
    Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian như Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính.

     Chức năng tiết kiệm tiền mặt:
    Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều này làm giảm được khối lượng giấy bạc trong lưu thông, giảm được chi phí lưu, đồng thời cho nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...