Chuyên Đề Thực trạng và những giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và phát tri

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Chiêm Hoá là một huyện vùng cao thuộc tỉnh miền núi Tuyên Quang. Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 145.960 ha, chiếm 20,90% diện tích tự nhiên của tỉnh. Là một huyện có nhiều đặc thù, nhiều tài nguyên phong phú và vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Chiêm Hoá có nhiều sông, suối lớn, độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung, các con suối, ngòi đều đổ dồn về sông Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc. Các suối lớn như Ngòi Đài, Ngòi Đài, Ngòi Quẵng cùng nhiều khe suối nhỏ khác với tổng chiều dài 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống cho nhân dân . Bình quân cứ 1000 ha đất thì có 130 km suối chảy qua.
    Là một huyện có rất nhiều thuận lợi về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện còn có những hạn chế nhất định: Nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc mang nặng dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên, năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp cao hơn tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, trình độ dân trí thấp. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông, chăn nuôi chưa phát triển mạnh, lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng tự nhiên để lại hậu quả nặng nề. Kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các xã vùng cao, vùng sâu, xa. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu giông cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết và cấp bách. Chính vì những lẽ đó nên em tiến hành chọn đề tài "Thực trạng và những giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Chiêm Hoá"
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế từ đó rút ra những mặt đã đạt được, chưa đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

    Nội dung của chuyên đề được thực hiện qua 3 phần:
    Chương I: Khái quát chung về phát triển kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp.
    Chương II: Đánh giá trình hình phát triển và cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở huyện Chiêm Hoá.
    Chương III: Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm tới của huyện Chiêm Hoá để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.




    MỤC LỤC

    Trang

    Lời mở đầu: 3
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP 5

    I/ Lý luận chung về phát triển kinh tế 5
    1. Phát tiển kinh tế và vai trò của phát triển kinh tế 5
    2. Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp 10
    II/ Sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng . 12
    1. Sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi 12
    2. Hình thành vùng chuyên canh tập trung để đảm bảo phát triển
    kinh tế bền vững 14
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU
    SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ 18

    I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 18
    1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Chiêm Hoá 18 1
    1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên 18
    1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21
    1.3Điều kiện thị trường- tiềm năng- lợi thế về sản xuất
    nông lâm nghiệp của địa phương 27
    2. Đặc điểm chung về phát triển nông nghiệp huyện Chiêm Hoá 29
    2.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp 5 năm qua (2001 - 2005) 29
    2.2Cơ cấu sản xuất 32 32
    3. Đánh giá kết quả so với tiềm năng 34
    4. Một số tồn tại của cơ cấu sản xuất hiện tại và nguyên nhân 41`
    5. Bài học kinh nghiệm 43
    II/ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG
    LÂM NGHIỆP CỦA HUYỆN: 44
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY
    TRỒNG, VẬT NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG LÂM
    NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM TỚI HUYỆN CHIÊM HOÁ
    ĐỂ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 46

    I/ MỤC TIÊU: 46
    1. Mục tiêu chung 46
    2. Mục tiêu cụ thể 47
    3. Xác định các loại cây trồng, vật nuôi, bố trí thành vùng
    chuyên canh tập trung 48
    a) Trồng trọt: 48
    b) Chăn nuôi: 49
    II/ NỘI DUNG QUY HOẠCH 51
    1. Về trồng trọt 51
    2. Về chăn nuôi 52
    III/ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 55
    1. Công tác chỉ đạo 55
    2. Cơ chế chính sách 57
    3. Về kỹ thuật 58
    4. Các giải pháp khác 62
    Kết luận 64
    Tài liệu tham khảo 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...