Luận Văn Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Só

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn Thành phố Hà nội

    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài .
    Làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo là một trong các vấn đề thuộc bản chất của Chủ nghĩa xã hội và thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc vận động xoá đói giảm nghèo ở nước ta đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia được các cấp, các ngành, địa phương tích cực thực hiện và đạt nhiều kết quả thiết thực.
    Bằng lỗ lực của Nhà nước và toàn xã hội, với những chính sách đúng đắn, sáng tạo, cách làm phù hợp, chương trình xoá đói giảm nghèo đã đưa hàng triệu người ở nước ta thoát được nghèo. Số người nghèo đói ngày càng giảm mạnh, khoảng cách giàu nghèo đã được thu hẹp lại.
    Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà nội, các cơ quan ban ngành và sự cố gắng nỗ lực của các huyện, kinh tế ngoại thành đã có sự phát triển toàn diện, tăng trưởng liên tục đạt tốc độ 10,7%/năm, riêng nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 4,6%/năm. Kinh tế nông nghiệp vùng ngoại thành đã chuyển dịch theo cơ cấu tiến bộ, tỷ trọng trồng trọt giảm còn 60,25%, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản tăng đạt 39,75%. Diện tích các cây trồng có giá trị như : Cây ăn quả, hoa, rau chất lượng cao tăng nhanh. Các giống lợn nạc, bò sữa chất lượng cao, gà siêu thịt, siêu trứng, . ngày càng tăng theo cơ cấu đàn. Do vậy giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác mỗi năm đều tăng, năm 2000 đạt 40,4 triệu đồng/ha. Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá về rau an toàn, hoa, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp, bộ mặt nông thôn đổi mới khang trang hơn, đời sống nông dân từng bước được được cải thiện, sự nghiệp văn hoá, y tế, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị được giữ vững. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại và dịch vụ cũng được đẩy mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,3%. Các trung tâm buôn bán và chợ nông thôn được tăng cường xây dựng.
    Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được cải thiện. Các chính sách xã hội trong nông thôn được quan tâm thực hiện. Năm 2000, bình quân thu nhập một nhân khẩu ở nông thôn đã đạt 220USD/ năm tỷ lệ hộ giàu đạt 24%, hàng năm đã giải quyết việc làm trên 20.000 lao động nông thôn.
    Tuy nhiên, các huyện ngoại thành phát triển kinh tế không đồng đều, giữa các xã trong huyện còn có sự chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế và tỷ lệ hộ đói nghèo. Nguyên nhân cơ bản là do một số xã gặp nhiều khó khăn về địa hình và vị trí địa lý nên kinh tế xã hội vẫn còn ở tình trạng nghèo. Theo báo cáo số 2702/UB-NNĐC ngày 09/11/2001 của UBND thành phố Hà nội về việc xác nhận danh sách xã nghèo ngoài chương trình 135 năm 2002 thì huyện Sóc Sơn vẫn còn 12 xã nghèo ( theo tiêu trí mới).
    Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn Thành phố Hà nội”. Đề tài sẽ góp phần phân tích thực trạng nghèo đó trong huyện, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đó giảm nghèo một cách hiệu quả, đưa kinh tế của huyện ngày một phát triển.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở một một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội
    Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Từ đó rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
    Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, thực trạng đời sống của dân cư, điều kiệt sản xuất và phương hướng phát triển sản xuât ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
    4. Kết cấu của đề tài :
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn đặc biệt khó khăn.
    Chương II: Thực trạng đói nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
    Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
    Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo :TS. Vũ Đình Thắng và sự nỗ lực của bản thân, chuyên đề đã được hoàn thành. Tuy nhiên do khả năng có hạn, thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn chuyên đề còn nhiều hạn chế, em mong được sự góp ý thêm của các thầy, Cô giáo và các bạn đọc.
    Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dấn :TS. Vũ Đình Thắng và các thầy cô giáo trong khoa KTNN-PTNT trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...