Thạc Sĩ Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á
    nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế
    giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,
    Việt Nam .Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng
    giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động
    của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt
    chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được
    một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra [4]. Chính vì các đặc tính ưu việt
    trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện
    nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước
    tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày
    càng phát triển [6].
    Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát
    triển. Chè có lịch sử phát triển trên 4000 năm, cây chè ở Việt Nam cho năng
    suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm
    cũng như thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền
    núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có
    nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là
    cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi [14].
    Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ,
    được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá
    thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố
    có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với vùng
    trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện
    nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
    Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của thành phố đã có bước phát
    triển, song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều
    vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Vậy, thực trạng phát triển sản xuất chè
    của thành phố như thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh
    hưởng? Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất
    chè của thành phố phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao.
    Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng và những giải
    pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên"
    làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát
    triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố
    Thái Nguyên.





    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt iv
    Danh mục các bảng trong Luận văn v
    Mở đầu. 1
    1-Tính cấp thiết của đề tài 1
    2- Mục tiêu nghiên cứu 2
    3-Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu. 3
    4-Những đóng góp của Luận văn 3

    Chương 1: Tổng quan tài liện nghiên cứu và phương pháp
    nghiên cứu

    1.1-Cơ sở khoa học 5
    1.1.1-Vài nét về cây chè và vai trò của cây chè với đời sống con
    người
    5
    1.1.2-Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 8
    1.1.3-Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất chè 15
    1.2- Phát triển sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 18
    1.2.1-Phát triển sản xuất chè trên Thế giới 18
    1.2.2-Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 19
    1.2.3 – Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên
    1.3-Phương pháp nghiên cứu 26
    1.3.1-Các phương pháp nghiên cứu 26
    1.3.2-Phương pháp phân tích 31

    Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất chè ở Thành phố
    Thái Nguyên

    2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 33
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 33
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. 38

    2.1.3- Tình hình một số ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên 43
    2.1.4-Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát
    triển sản xuất của Thành phố Thái Nguyên
    48
    2.2-Tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 52
    2.2.1-Diện tích và cơ cấu giống 52
    2.2.2-Sản xuất chè nguyên liệu 52
    2.2.3-Về kỹ thuật thâm canh 57
    2.2.4-Về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ sản phẩm 58
    2.2.5-Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 61
    2.2.6-Về tiêu thụ chè 61
    2.2.7-Công tác phát triển HTX chè 63
    2.2.8-Chính sách khuyến nông 63
    2.2.9-Thực hiện chính sách và đất đai 65
    2.3-Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè ở thành
    phố Thái Nguyên
    2.3.1-Những mặt đạt được 65
    2.3.2- Những mặt còn hạn chế 66
    2.3.3-Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở thành
    phố Thái Nguyên 66
    Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát
    triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 69
    3.1 Những quan điểm, căn cứ về phát triển sản xuất chè ở
    thành phố Thái Nguyên
    69
    3.1.1 Những quan điểm về phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái
    Nguyên
    69
    3.1.2 Những căn cứ 69
    3.2 Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè của thành phố
    Thái Nguyên đến năm 2010
    70
    3.2.1 Định hướng phát triển sản xuất chè 70
    3.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất chè 71
    3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành
    phố Thái Nguyên
    72
    3.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất chè 72

    3.3.2 Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất
    lượng và sản xuất chè nguyên liệu
    72
    3.3.3 Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ 75
    3.3.4 Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất
    lượng 76
    3.3.5 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương
    mại để tiêu thụ sản phẩm 77
    3.3.6 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè 78
    3.3.7 Giải pháp về các chính sách phát triển sản xuất 79
    Kết luận 83
    Kiến nghị 84
    Danh mục tài liệu tham khảo .
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...