Thạc Sĩ Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyệ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Phát triển kinh tế sản xuất cây ăn quả cũng như bất kỳ ngành sản xuất
    kinh doanh nào, muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trên thương trường thì
    vấn đề hiệu quả kinh tế (HQKT) phải được đặt lên hàng đầu. Qua mỗi thời kỳ
    sản xuất kinh doanh phải phân tích tìm ra những ưu điểm tồn tại, có hướng khắc
    phục tổ chức sản xuất, trong chu kỳ sản xuất tiếp theo [17].
    Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hoá hội nhập, bên cạnh việc
    đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp
    nước ta cần phải đa dạng các sản phẩm cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng theo
    hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Do đó, ngành trồng
    trọt không thể thiếu việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả
    theo thế mạnh của từng vùng. Đó là nhu cầu thiết thực, phát triển tích cực, khai
    thác được lợi thế so sánh của các huyện miền núi nói riêng và nông thôn Việt
    Nam nói chung.
    Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ
    thể khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát
    huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các vùng có loài cây ăn quả đặc sản.
    Đoan Hùng là huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ được chọn là vùng
    trọng điểm để phát triển các loại cây ăn quả, tiềm năng phát triển cây ăn quả rất
    lớn và từ lâu được biết đến với những trái cây đặc sản nổi tiếng như: Bưởi Đoan
    Hùng, xoài Vân Du, vải Hùng Long . song để những trái cây này được thị
    trường chấp nhận và có thương hiệu thực sự chưa được quan tâm chú ý, dẫn đến
    tình trạng hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống của người nông dân thấp kém.


    Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và những giải
    pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện
    Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
    của huyện.


    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả trên cơ sở
    thực tiễn tại huyện Đoan Hùng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
    nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả, góp phần cải thiện và nâng cao
    đời sống cho người nông dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp,
    nông thôn trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế,
    nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây
    ăn quả trên địa bàn huyện Đoan Hùng năm 2005 - 2007.
    - Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
    kinh tế sản xuất cây ăn quả huyện Đoan Hùng đến năm 2015.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.l. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hiệu quả kinh tế và nâng
    cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây ăn quả của huyện, các hộ, trang trại và
    vùng trồng cây ăn quả tại huyện Đoan Hùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...