Thạc Sĩ Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người Êđê Buôn Buôr và Earang tỉnh Đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2009
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Giun truyền qua đất (GTQĐ) có ba loại chủ yếu ở người, đó là giun đũa,
    giun tóc và giun móc/mỏ [9].
    Giun truyền qua đất rất phổ biến, theo Tổ Chức Y tế thế giới ước tính
    mỗi năm trên toàn thế giới có 130 quốc gia và khoảng 2 tỷ người nhiễm
    truyền qua đất, 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm .
    Giun truyền qua đất gây thiệt hại lớn về kinh tế và sức khỏe cho người
    dân, mỗi năm trên thế giới được ước tính nhiễm giun đũa ký sinh trong cơ thể
    người trung bình có thể tiêu thụ tới 28.616 tấn gạo; 31,8 tấn thịt; số máu bị mất
    do giun móc/mỏ gây ra lên tới 27.798.400 lít và do giun tóc là 1.461.460 lít.
    Việt Nam là nước nhiệt đới, có địa lý phức tạp, có nhiệt độ, độ ẩm và
    các yếu tố khác rất phù hợp cho bệnh giun sán phát triển quanh năm. Hơn nữa,
    nước ta có nền kinh tế, chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp với tập quán bón
    phân cho cây trồng càng làm cho nguy cơ cao mắc các bệnh Ký sinh trùng
    đường ruột trong đó chủ yếu là các loại giun truyền qua đất. Ở Việt Nam tỷ lệ
    giun truyền qua đất cao có liên quan chặt chẽ với đói nghèo, vệ sinh môi
    trường kém, dịch vụ y tế thiếu thốn; toàn quốc có 60 triệu người nhiễm giun
    đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc, 20 triệu người nhiễm giun móc/mỏ. Theo
    Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng ước tính ở Việt Nam, cứ 10 người thì có
    tới 7-8 người có nhiễm giun sán đường ruột .
    ĐắkLắk là một tỉnh nằm trên Cao Nguyên phía Tây Nam của nước ta,
    có đầy đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội thích hợp cho sự tồn tại và phát triển
    không những cho bệnh ký sinh trùng nói chung mà còn cho cả bệnh Giun
    truyền qua đất. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Tâm (2005) [34 ] cho thấy tỷ
    lệ nhiễm giun truyền qua đất ở cộng đồng dân cư Kinh, M’Nông, H’Mông,
    Tày và Êđê còn rất cao ( 75.16%), trong đó, nhiễm giun móc/mỏ là (52,70%)
    cao nhất ở nhóm M’Nông, Tày rồi đến nhóm ÊĐê và Kinh, nhiễm giun đũa là
    24,72%, cao nhất ở nhóm ÊĐê, Kinh, đến M’Nông và Tày, nhiễm giun tóc là
    14,84%, cao nhất ở nhóm ÊĐê, Kinh đến M’Nông và Tày. Cả 4 nhóm dân tộc
    chủ yếu nhiễm 1 loại (79,5%).
    Theo Nguyễn Công Hòa (2007) [12 ] tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở
    học sinh trường dân tộc nội trú AmaTrang Long là rất cao (71,76%), trong đó
    nhiễm giun móc/mỏ chiếm tỷ lệ cao nhất ( 68,42) kế đến là giun đũa (13,16%
    và thấp nhất là nhiễm giun tóc (2,3%).
    Vấn đề giảm tỷ lệ, cường độ nhiễm giun sán nói chung và các loại giun
    truyền qua đất nói riêng ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt những vùng sinh
    sống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên là việc làm rất cần
    thiết và cấp bách. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở
    người Êđê buôn Buôr và Earang tỉnh Đắk Lắk năm 2007 - 2008”.
    Với các mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở người Êđê buôn
    Buôr và Earang thành phố Buôn Ma Thuột.
    2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm giun truyền qua đất
    của người dân Ê đê tại địa điểm nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...