Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động và tạo việc làm cho người lao động ở h

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời nói đầu 1

    Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và việc làm .3
    I. Các khái niệm cơ bản về dân số và sự biến động của dân số .3
    1.Quy mô và cơ cấu dân số. 3
    1.1.Quy mô. 3
    1.2. Cơ cấu dân số .3
    2. Các quá trình dân số 4
    2.1. Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh. 4
    2.2. Mức chết và các thước đo chủ yếu .6
    2.3. Di dân 8
    3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số .10
    3.1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh đến quá trình dân số. .10
    3.2. Ảnh hưởng của yếu tố chết đến quá trình dân số 11
    3.3 Ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số .11
    II. Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm .12
    1. Một số khái niệm và phạm trù có liên quan .12
    2. Phương pháp xác định nguồn lao động 12
    2.1. Dân số trong độ tuổi lao động. .12
    2.2. Dân số hoạt động kinh tế. .13
    2.3. Dân số không hoạt động kinh tế. 14
    2.4. Người thất nghiệp. .14
    3. Việc làm 14
    3.1. Việc làm, phân loại việc làm. .14
    3.2. Tạo việc làm .16
    III. Sự cần thiết phải điều chỉnh sự phát triển của dân số, lao động
    từng bước giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 17
    1. Sự cần thiết phải điều chỉnh sự phát triển dân số, lao động. 17
    1.1. Dân số 17
    1.2. Nguồn lao động 17
    2. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động .18

    Phần II: Thực trạng của sự biến động dân số, lao động và việc làm ở
    huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc 21
    I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh
    Phúc 21
    1. Vị trí địa lý 21
    2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. .21
    II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch. 22
    1. Về kinh tế. 23
    1.1. Sản xuất nông nghiệp. 23
    1.2. Sản xuất lâm nghiệp, kinh tế trang trại về dự án trồng cây ăn
    quả. .23
    1.3. Công tác giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản và tiểu thủ
    công nghiệp .24
    2. Về văn hoá - xã hội. 26
    2.1. Giáo dục đào tạo. .26
    2.2. Công tác y tế - dân số và kế hoạch hoá gia đình. 26
    2.3. Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao 27
    2.4. Công tác lao động và thực hiện các chính sách xã hội. .27
    III. Biến động dân số và các yếu tố ảnh hưởng 27
    1. Biến động dân số .27
    1.1. Biến động quy mô dân số. 29
    1.2. Cơ cấu dân số. 31
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động dân số . .33
    2.1. Thực trạng mức sinh của huyện Lập Thạch. .33
    2.2. Các nhân tố làm giảm mức sinh. 38
    2.2.1. Ảnh hưởng của chương trình DS - KHHGĐ đến việc
    giảm mức sinh của huyện Lập Thạch. 39
    2.2.2. Tình hình sử dụng các biện pháp thai đến giảm
    mức sinh ở huyện Lập Thạch 41
    2.2.3. Ảnh hưởng của việc thiếu việc làm đến giảm mức sinh
    ở huyện Lập Thạch. .42
    2.3. Thực trạng mức chết ở huyện Lập Thạch trong một số năm
    qua . 42
    2.3.1. Các thuộc về kinh tế - xã hội 44
    2.3.2. Các yếu tố thuộc về sinh học. 45
    2.4. Di dân ảnh hưởng đến sự biến động dân số trong thời gian ở
    huyện Lập Thạch .45
    IV. Thực trạng về lao động ở huyện Lập Thạch trong những năm vừa
    qua. .47
    1. Đặc điểm và xu hướng biến động nguồn lao động ở huyện Lập
    Thạch. .47
    2. Thực trạng phân bố và sử dụng lao động ở huyện Lập Thạch
    trong giai đoạn hiện nay 51
    V. Thực trạng việc làm ở huyện Lập Thạch 53
    1.Tình trạng thiếu việc làm ở huyện Lập Thạch 53
    2. Hiệu quả của công tác giải quyết việc làm được đánh giá bằng số
    lượng người được giải quyết việc làm và kết quả của việc thực
    hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm. .54
    Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số , lao động và tạo việc làm
    cho người lao động ở huyện Lập Thạch - tỉnh vĩnh phúc .57
    I. Giải pháp giảm và tiến tới ổn định mức sinh .57
    1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông
    (TGT) .57
    2. Giải phấp y tế 58
    II. Giải pháp nâng cao chất lượng của lực lượng lao động ở huyện
    Lập Thạch .59
    1. Coi trọng và phát huy nhân tố con người .59
    2. Giải pháp về vốn. 60
    III. Giải pháp về đào tạo việc làm cho lao động ở huyện Lập Thạch .61
    1. Phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. .61
    2. Khai thác tốt tiềm năng kinh tế rừng. 63
    3. Khôi phục ngành nghề truyền thống 64
    4. Giải pháp di dân nông thôn. 65
    5. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở
    huyện Lập Thạch. .66
    6. Các giải pháp khác. .67

    Kết luận .68

    Tài liệu tham khảo 70


    LỜI NÓI ĐẦU


    Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt nam rất thấp, nước ta lại là một
    nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy
    việc tận dụng khai thác hết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực con
    người được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Tại Đại
    hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy
    sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố
    cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước
    từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
    Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lập
    Thạch đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
    cho nhân dân và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vấn đề tồn
    tại lớn nhất hiện nay là dân số quá đông, quy mô lao động rất lớn, trình độ
    người lao động thấp, mất cân đối lớn cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động,
    sức chứa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã quá tải, tỷ lệ thiếu việc làm
    của người lao động cao đã tạo ra một áp lực rất lớn tới vấn đề giải quyết việc
    làm cho người lao động của huyện.
    Trong thời gian thực tập ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã
    nhận thấy vấn đề biến động dân số, lao động và việc làm đang mang tính thời
    sự vừa cấp bách vừa lâu dài có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh
    tế - xã hội của huyện. Do đó cần thiết và sớm phải có một sự xem xét, đánh
    giá một cách trung thực đầy đủ và khoa học vấn đề nói trên từ đó đưa ra các
    giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và từng bước
    giải quyết những vấn đề tồn đọng nói trên để tạo điều kiện phát triển kinh tế -
    xã hội ở huyện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Phân tích biến động dân số, lao
    động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay" làm luận
    văn tốt nghiệp của mình.
    Nội dung của đề tài bao gồm:
    Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và việc làm.

    Phần II: Thực trạng của sự biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện
    Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay.
    Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động và tạo việc làm cho
    người lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
    Các phương pháp nghiên cứ đề tài:
    - Phương pháp thu thập tư liệu, các nghiên cứu của huyện có liên quan
    đến đề tài nghiên cứu.
    - Phương pháp điều tra thống kê: Được điều tra khảo sát ở một số xã
    đại diện để thu thập những thông tin cần thiết để mih hoạ cho các nhận xét,
    đánh giá thực trạng.
    - Phương pháp toán học - thống kê: Dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu
    thập được, sử dụng các công thức toán học, thống kê học cần thiết giúp cho
    việc phân tích đánh giá các hiện tượng nghiên cứu.
    - Phương pháp tổng hợp: Thông qua kết quả những phân tích các hiện
    tượng nghiên cứu để tổng hợp khái quát thành bản chất, xu hướng vận động
    của vấn đề nghiên cứu.

    PHẦN I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ
    VIỆC LÀM



    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DÂN SỐ

    1.Quy mô và cơ cấu dân số.
    1.1.Quy mô: Được hiểu là tổng số người sinh sống trong một lãnh thổ nhất
    định, trong một thời gian nhất định.
    1.2. Cơ cấu dân số: Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng
    chung sống trong một lãnh thổ, họ lại có những đặc điểm riêng có về giới
    tính, độ tuổi.v.v .Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần
    phân chia dân số thành những vấn đề khác nhau theo một tiêu thức nào đó. Sự
    phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số.
    - Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một
    lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại
    một thời điểm nào đó.
    - Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số
    nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ
    hoặc tỷ số giới tính. Nếu ký hiệu Pm Pf lần lượt là dân số nam và dân số nữ

    thì tỷ số giới tính (SR) được xác định như sau:


    - Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số
    của một lãnh thổ thành dân số cư trú ở thành thị và dân số cư trú ở nông thôn
    thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn.
    Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu
    thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to
    lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng
    có lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và ổn định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...