Chuyên Đề Thực trạng và một số giải pháp tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu hang dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời gian thực hiện: 01/2010


    Ðề tài: Thực trạng và một số giải pháp tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu hang dệt may Việt Nam



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Ngày nay hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà còn phải nhắm đến quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Để nâng cao vị trí cạnh tranh trên thương trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phải năng động trong quá trình giao dịch mua bán nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu chính là một lĩnh vực đóng góp rất lớn trong việc nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như đóng góp đáng kể vào GDP của các nước.


    Đối với Việt Nam, xuất nhập khẩu là hoạt động hết sức quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, đặc biệt xuất khẩu được coi là một hoạt động mũi nhọn đem về nguồn thu đáng kể cho GDP, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính vì vậy, các trường đại học ngày càng chú trọng vào việc giúp các sinh viên làm quen với môn học liên quan đến Xuất nhập khẩu, tiếp cận với một hoạt động có tầm quan trọng đối với quốc gia trong thời điểm kinh tế hiện nay.

    Đó cũng chính là lý do thúc đẩy tôi nghiên cứu về đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG SỨC CẠNH TRANH CHO XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM”.


    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    ã Hiểu rõ các lý thuyết về xuất khẩu.

    ã Hiểu biết về thực trạng ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

    ã Tìm ra những thuận lợi cũng như khó khăn của xuất khẩu dệt may hiện nay, từ đó đề ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

    Đề tài nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chủ yếu trong năm 2008-2009, đồng thời tập trung nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu hàng dệt may và đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho những định hướng trong năm 2010 .

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    ã Nghiên cứu các giáo trình.

    ã Phương pháp thu thập thông tin, số liệu từ các tạp chí, báo điện tử.

    5. Kết quả nghiên cứu:

    Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã có cái nhìn tổng quát về bức tranh xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời điểm hiện tại, từ đó cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2010.

    6. Kết cấu đề tài:

    Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:

    ã Phần mở đầu.

    ã Phần nội dung.

     Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU

     Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

     Chương 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

    ã Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...