Thạc Sĩ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài (ý nghĩa của đề tài)

    Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế. Nền kinh tế của một đất nước chỉ có thể phát triền và lớn mạnh khi các doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình tiến triển khá tốt, các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đạt được trong thời gian qua khá cao, đời sống xã hội được cải thiện đáng kể. Đó là thành tựu của định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của nước ta, các thành phần kinh tế phát huy được thế mạnh, tiềm năng và có những đóng góp ngày càng to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng và tỷ lệ đóng góp của nó vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng nhiều, kết quả đạt được
    rất đáng khích lệ, khẳng định vị trí và và vai trò quan trọng của nó đối với sự tăng trưởng và phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước. Do vậy, trong định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay còn gọi là kinh tế tư nhân mà trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang tiếp tục được quan tâm và hỗ trợ phát triển.

    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thành công, kinh tế tư nhân tỉnh An Giang cũng còn rất nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả cả trong giai đoạn khởi nghiệp lẫn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế ngày càng thoáng nên các doanh nghiệp tư nhân gia tăng một cách nhanh chóng về số lượng, nhưng chất lượng chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của nó, phát triển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch mang tính đồng bộ, hệ thống pháp lý còn phức tạp và nhiều bất cập, năng lực cạnh tranh về mọi mặt còn thấp so với khu vực kinh tế khác trong tỉnh nói riêng và so với cả vùng, cả nước nói chung

    Xuất phát từ thực tế trên, luận văn “Thực trạng và một số giải pháp phát triển KTTN tỉnh An Giang” là thật sự cần thiết cho việc tìm ra giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và vừa tỉnh An Giang, góp phần tìm ra những giải pháp phù

    hợp nhằm làm gia tăng sức cạnh tranh trên thương trường trong nước và cả quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập WTO, thì việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và năng lực cạnh tranh của địa phương, của mỗi doanh nghiệp là một việc làm hết sức ý nghĩa và thiết thực.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Phần lớn đề tài chủ yếu đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng của các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN tỉnh An Giang giai đoạn hiện nay về nhiều mặt trong giai đoạn khởi nghiệp cũng như trong quá trình điều hành quản lý doanh nghiệp. Đồng thời một lần nữa khẳng định lai tầm quan trong của KTTN trong quá trình phát triển của bất kỳ một quốc gia, một địa phương nào. Từ đó thấy được những mặt thành công cũng như những hạn chế còn tồn tại làm giảm sút năng lực cạnh tranh của KTTN tỉnh An Giang, đồng thời kiến nghị một số giải pháp góp phần phát triển KTTN trong tỉnh trước thềm hội nhập WTO vào tháng 11/2006.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    + Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không kể các doanh nghiệp có yếu tố vốn nước ngoài trong toàn tỉnh An Giang trong quá trình điều hành quản lý doanh nghiệp về các mặt như vốn sản xuất, số lượng và chất lượng lao động, marketing- bán hàng, ý thức pháp luật, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập thông tin thị trường
    + Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung lĩnh vực KTTN tỉnh An Giang, cụ thể là các DNTN, công ty TNHH, công ty CP và kinh tế tập thể (HTX) và bỏ qua các loại hình kinh doanh cá thể vì loại hình này rất khó thu thập thông tin và số liệu thống kê có sẵn không đầy đủ và manh múng, mặt khác sự tác động ảnh hưởng cũng như sự đóng góp của nó đối với nền kinh tế cũng không đáng kể.
    + Thông qua khảo sát thực tế, thực trạng một số doanh nghiệp và dựa vào những dữ liệu thống kê có sẵn thu thập được tại Cục thống kê, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Cục thuế, Thông qua những bài báo cáo, tham luận tại các diễn đàn đánh giá, nhận định thực trạng tồn tại và phát triển của đối tượng này trong thời gian vừa qua từ năm 2003-2005, mà có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan và chủ quan về những yếu kém, những hạn chế còn tồn tại trong các doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khả thi và thiết thực để nâng cao khả năng của KTTN về mọi mặt như nhân sự, trình độ quản lý kinh doanh, quản lý sản xuất, marketing,

    4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

    Luận văn sử dụng có kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh tổng hợp, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh ảnh hưởng đến phát triển KTTN của tỉnh .
    - Phương pháp khảo sát thực tế thông qua mẫu theo phiếu điều tra để lấy dữ liệu sơ cấp, thống kê định tính, sử dụng thống kê mô tả là chủ yếu.
    - Thu thập ý kiến chuyên gia và các lãnh đạo Sở, ban, ngành kết hợp với dữ liệu thứ cấp là các số liệu thống kê về tình hình Kinh tế-Xã hội của An Giang qua 3 năm 2003-2005, từ đó làm cơ sở để phân tích, tính toán, tổng hợp và đánh giá khả năng cạnh tranh cho KTTN tỉnh An Giang so với các tỉnh lân cận và khu cực.

    - Phương pháp lấy mẫu:

    + Dựa vào số lượng và cơ cấu thực tế của các loại hình KTTN mà quyết định chọn cơ cấu lấy mẫu. Cỡ mẫu là n=100.
    + Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo cơ cấu 50% là DNTN, 40% là Công ty TNHH, 5% là Công ty CP và 5% là HTX
    + Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng công cụ excel để phân tích và sử dụng thống kê mô tả là chủ yếu.

    5. Những đóng góp của đề tài

    - Về mặt khoa học:
    + Tính toán, cung cấp các số liệu và thông tin cần thiết về thực trạng tồn tại và phát triển của KTTN nói riêng và cả tỉnh nói chung so với toàn khu vực ĐBSCL.
    + Đánh giá đúng thực trạng của KTTN, chỉ ra những mặt đã thành công cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quá trình khởi nghiệp và điều hành quản lý doanh nghiệp.
    + Đề xuất những giải pháp giúp cho KTTN An Giang phát triển ổn định, bền vững cả về số lượng và chất lượng và ngày càng mạnh mẽ hơn, đủ sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong vùng nói riêng và cả nước nói chung.

    - Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế Tỉnh:

    + Góp phần hỗ trợ hoạch định chính sách và chủ trương của Tỉnh về phát triển KTTN, đặc biệt là các DNNVV là loại chủ yếu của thành phần KTTN (hơn 98%)
    + Làm tăng tính cạnh tranh cho các DNNQD, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân trong tỉnh, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động đồng thời góp phần làm tăng tỷ lệ đóng góp của KTTN vào GDP của toàn tỉnh.

    6. Kết cấu của luận án

    Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của luận án gồm có 3 chương sau:

    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KTTN

    CHƯƠNG 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH AN GIANG QUA 2 NĂM XẾP HẠNG PCI VÀ THỰC TRẠNG TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KTTN AN GIANG NHỮNG NĂM QUA

    CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTTN AN GIANG
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...