Thạc Sĩ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Cạn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương
    đối sớm trên thế giới, tuỳ từng thời kỳ mà có những hình thức, tên gọi khác
    nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hoá tự chủ với quy mô
    lớn. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông
    nghiệp, nông thôn hiện nay. Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất
    phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
    Ở nước ta, trang trại đã hình thành và trải qua các giai đoạn lịch sử khác
    nhau của sự phát triển. Tuy nhiên, trang trại gia đình chỉ phát triển từ đầu thập
    niên 1990 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Luật đất đai ra đời
    năm 1993, giao quyền sử dụng đất sản xuất ổn định và lâu dài cho hộ gia đình
    nông dân.
    Từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng, kinh tế
    hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp
    phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của các hộ
    nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ
    chuyên môn cao đóng góp ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Mới
    hình thành và phát triển nhưng kinh tế trang trại đã khơi dậy tiềm năng đất
    đai, lao động, vốn trong dân cư để đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện bộ mặt
    nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
    Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại đã nảy sinh nhiều vấn
    đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết kịp thời liên quan đến nhận thức,
    cơ chế chính sách của Nhà nước: về đất đai, lao động, vốn đầu tư, tư cách pháp
    nhân, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại trước pháp luật.v.v . nhằm củng
    cố và phát triển loại hình này một cách tích cực, ổn định và bền vững.
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các cấp độ khác nhau về kinh tế
    trang trại ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Nhìn chung, các công trình
    nghiên cứu đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
    tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm
    tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế trang trại
    trong nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.
    Tuy vậy, vì sản xuất nông nghiệp được diễn ra trên không gian rộng lớn,
    mỗi vùng, thậm chí mỗi tiểu vùng cũng có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
    và kinh tế - xã hội, nên các trang trại ở mỗi vùng cũng có những đặc điểm
    khác nhau. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc bộ, có
    tiềm năng thế mạnh về đất đai đồi rừng, nhưng kinh tế trang trại Bắc Kạn còn
    rất nhỏ bé cả về số lượng và chất lượng, chưa có đóng góp nhiều cho kinh tế
    của tỉnh mà loại hình này có nhiều cơ hội phát triển.


    Để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế
    trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp đỡ bằng những chính
    sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả và bền vững tiềm năng
    về đất đai ở Bắc Kạn. Việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về kinh tế
    trang trại trong tỉnh, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế
    trang trại trên địa bàn tỉnh có một ý nghĩa rất quan trọng.
    Xuất phát từ thực tế địa phương, với kinh nghiệm công tác trong ngành
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tác giả thời gian qua, đề tài: “Thực
    trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn” đã
    được chọn để nghiên cứu.


    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài .1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . . . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn và đóng góp của luận văn . 4
    5. Bố cục của luận văn . . 4
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 5
    1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại . . .5
    1.1.2. Kinh nghiệm trên thế giới và Việt nam về phát triển KTTT. . 23
    1.1.3. Lịch sử hình thành và tồn tại trang trại ở Việt Nam và Bắc Kạn . 26
    1.1.4. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta từ khi đổi mới
    theo nền kinh tế thị trường 31
    1.1.5. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 37
    1.2. Phương pháp nghiên cứu . .38
    1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .38
    1.2.2. Phuơng pháp nghiên cứu 38
    1.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu .42
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
    TỈNH BẮC KẠN . 43
    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 43
    2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
    2001-2007 54
    1.1.3. Phân tích SWOT về chiến lược phát triển của Bắc Kạn . 68
    2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại Bắc Kạn những năm gần đây 70
    2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại thời gian qua . 70
    2.3. Phân tích, đánh giá . . 73
    2.3.1. Đặc điểm và phương hướng sản xuất của các trang trại tỉnh Bắc Kạn 73
    2.3.2. Tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của các trang trại. 74
    2.3.3. Vấn đề trong phát triển của các trang trại hiện có . 85
    2.3.4. Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Kạn 86
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    TRANG TRẠI TỈNH BẮC KẠN THỜI GIAN TỚI. 89
    3.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại 89
    3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ Công nghiệp
    hóa - Hiện đại hoá ở Việt nam 89
    3.1.2. Quan điểm riêng đối với tỉnh Bắc Kạn . .94
    3.2. Những định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn . .96
    3.2.1. Căn cứ để định hướng 96
    3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn 96
    3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại . .99
    3.3.1. Mục tiêu tổng quát .99
    3.3.2. Mục tiêu cụ thể . .99
    3.4. Giải pháp thực hiện . .100
    3.4.1. Giải pháp chung cho toàn bộ các trang trại .100
    3.4.2. Giải pháp cho nhóm trang trại . .109
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
    Kết luận .111
    Kiến nghị .112
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
    PHỤ LỤC 116
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...