Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp phát triển đào tạo nghề trong lực lượng lao động công nhân và nông dâ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và một số giải pháp phát triển đào tạo nghề trong lực lượng lao động công nhân và nông dân ở Tỉnh An Giang

    A- Đặt vấn đề:
    Sự phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất lớn vào khai thác, quản lý, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực đất nước bao gồm: các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học-kỹ thuật- công nghệ và đặc biệt là tiềm lực về con người hay nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là “nội lực”, nếu biết phát huy nó có thể nhân lên sức mạnh của các nguồn lực khác.
    Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực là: Có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề thực hiện công việc theo nhiều cấp trình độ khác nhau; để vừa đáp ứng cho đại bộ phận người lao động có nghề, tìm được việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, vừa đáp ứng yêu cầu về trình độ cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Trong bối cảnh hội nhập, thị trường lao động nước ta sẽ là một phần của thị trường lao động thế giới. Trong cùng một môi trường cạnh tranh chung, không phân biệt đối xử thì lao động Việt Nam cũng phải có tay nghề, kỹ năng làm việc cao mới cạnh tranh được với lao động các nước để tìm được việc làm. Ngoài ra, khả năng về ngoại ngữ là yêu cầu không thể thiếu của lao động Việt Nam khi tham gia thị trường lao động quốc tế. Có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc (đạo đức nghề nghiệp). Linh hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc. Đồng thời, người lao động có tinh thần hợp tác, có văn hoá ứng xử tốt trong quá trình làm việc.
    Đối với vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng với nguồn lực tự nhiên phong phú đa dạng, được coi là vùng kinh tế, vùng nông nghiệp lớn của cả nước, cung cấp nhiều nông sản hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiển. Vì vậy vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay là vô cùng bức thiết. Bài viết này xin tham gia ở gốc độ phát triển đào tạo nghề trong lực lượng lao động công nhân và nông dân ở Tỉnh An Giang.
    B- Đặc điểm tình hình -Thực trạng công tác đào tạo nghề ở An Giang :
    1. Đặc điểm tình hình:
    An Giang nằm ở vị trí đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu long ( ĐBSCL ), có nhiều mặt thuận lợi về phát triển nông ngư nghiệp, nền kinh tế còn chủ yếu trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản, hằng năm phải chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt. Diện tích tự nhiên 3.406 km2; phía Bắc giáp với Vương quốc Cam puchia (biên giới 96,6 km), phía Nam- Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông – Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện
    Về Kinh tế năm 2008 tăng trưởng GDP đạt 14,2% khu vực nông nghiệp tăng 8,14%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 15,57%, khu vực dịch vụ tăng 17,20%. GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 14,336 triệu đồng ( tương đương 874 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ (tỷ trọng TM-DV chiếm 53,27%; CN-XD chiếm 11,70%; NN-TS chiếm 35,03%)
    An Giang là tỉnh có dân số khá đông, theo số liệu thống kê năm 2008 dân số cả tỉnh trên 2,2 triệu người, mật độ dân số trung bình là 644 người/ km2 (đứng thứ 3 ĐBSCL sau TP Cần Thơ và Tiền Giang), phần đông dân cư sống dọc theo đường giao thông thủy, bộ, kênh rạch; trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ 94% dân số, người Khmer chiếm 4 % , người Chăm chiếm 0,7%. Là tỉnh đa tôn giáo, trong đó tôn giáo bản địa là Phật giáo Hòa Hảo chiếm 42,7% dân số, Phật giáo chiếm 44,7%, còn lại là đạo Công giáo, đạo Cao đài, Hồi giáo, Tin lành, Tứ ân hiếu nghĩa Số người trong độ tuổi lao động trên 1,4 triệu người chiếm tỷ lệ trên 62% dân số toàn tỉnh, hàng năm có trên 30.000 người bước vào tuổi lao động, từ đó cho thấy nguồn lực lao động của tỉnh rất dồi dào; đã hoàn thành phổ cập PTCS (cuối năm 2007), Tuy nhiên chất lượng lao động còn nhiều hạn chế: ngoại ngữ, tay nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển dịch chậm so với cơ cấu kinh tế ( cơ cấu lao động NN-TS chiếm 68,84%, CN-XD chiếm 8,68%, TM-DV chiếm 22,48%). Đây là những bất cập thách thức gay gắt về nguồn nhân lực của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay (xem Bảng 1, Bảng 2 )


    Bảng 1:Cơ cấu kinh tế An Giang so với vùng ĐBSCL và cả nước (năm 2006-2008)


    Cơ cấu kinh tế (%) Khu vực 1 (NN-TS) Khu vực 2 (CN-XD) Khu vực 3 (TM-DV)
    2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008
    An Giang 33,90 35,96 35,03 12,63 12,04 11,70 53,47 52,00 53,27
    ĐBSCL 44,34 41,00 23,41 24,69 32,25 34,31
    Cả nước 20,81 19,80 41,56 41,70 38,08 38,30


    Bảng 2:Cơ cấu kinh tế- cơ cấu lao động An Giang (năm 2006-2008)
    An Giang
    Khu vực 1 (NN-TS) Khu vực 2 (CN-XD) Khu vực 3 (TM-DV)
    2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008
    Cơ cấu kinh tế(%) 33,90 35,96 35,03 12,63 12,04 11,70 53,47 52,00 53,27
    Cơ cấu lao động(%) 70,55 69,49 68,84 8,03 8,48 8,68 21,42 22.03 22,48


    Nguồn: Cục thống kê tỉnh AnGiang
    Cơ cấu lao động: Khu vực 1 giảm TB (2003 đến 2007) 0,65% năm
    Khu vực 2 tăng TB ---- 0,20% năm
    Khu vực 3 tăng TB ---- 0,45% năm
    2.Thực trạng công tác đào tạo nghề ở An Giang:
    2.1.Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề của địa phương:
    - Ngoài hệ thống các trường giáo dục phổ thông và Trường Đại học An Giang. Tính đến cuối năm 2008 toàn tỉnh có 34 cơ sở hoạt động dạy nghề trong đó có 22 cơ sở công lập gồm: 01 Trường Cao đẳng nghề; 03 Trường Trung cấp (Trung học Y tế AG, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ GTVT, Trường Trung cấp nghề KTKH Công đoàn); 10 Trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị; 02 Trung tâm GDTX có dạy nghề; 03 Trung tâm GTVL (thuộc Sở LĐTBXH, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tỉnh). 03 TT khuyến ngư, TT khuyến công, TT khuyến nông (thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công thương) và 12 cơ sở ngoài công lập. Phương hướng phát triển: năm 2009 sẽ nâng cấp Trung tâm dạy nghề Châu đốc thành Trường trung cấp nghề và nâng cấp Trung tâm dạy nghề Tri Tôn thành Trường trung cấp nghề dân tộc nội trú. Thời điểm tháng 03/2009 tổng số bộ máy các cơ sở dạy nghề trong tỉnh là 527 CB,CNV-GV, trong đó Giáo viên cơ hữu 300 người chiếm 57%, CBCNV: 227 người chiếm 43%.Trình độ trên ĐH 5 %, ĐH –CĐ: 63%, Khác :32%.( xem Bảng 3 ) về số lượng còn rất thiếu nhu cầu giáo viên đến năm 2010 cần tuyển mới tối thiểu 154 GV và bồi dưỡng chuẩn hóa 363 GV
    Chất lượng đội ngũ giáo viên :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...