Luận Văn Thực trang và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hà nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ivv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH . v
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

    2. Mục đích nghiên cứu 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

    4. Phương pháp nghiên cứu 3

    5. Kết cấu của đề tài . 3

    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5

    1.1 Một số khái niệm tăng trưởng kinh tế 5

    1.2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế .7

    1.2.1 Các nhân tố kinh tế . 7

    1.2.2 Quyết định chi tiêu công của chính phủ 12

    1.3 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế .23

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2011. 24

    2.1 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Hà Nội 24

    2.1.1 Vị trí địa lý 24

    2.1.2 Đất đai . 24

    2.1.3 Giao thông vận tải . 27

    2.1.4 Nguồn nhân lực . 29

    2.1.5 Vốn đầu tư . 35

    2.1.6 Du lịch . 40

    2.1.7 Tài nguyên thủy sản 40

    2.1.8 Tài nguyên rừng 42

    2.1.9 Tài nguyên khoáng sản 42

    2.1.10 Nhân tố phi Kinh tế . 43

    2.2 Thực trạng tăng trưởng Hà Nội .43

    2.2.1 Tăng trưởng chung của nền kinh tế . 43

    2.2.2 Tăng trưởng các nhóm ngành trong nền kinh tế . 45

    2.3 Đánh giá thu chi ngân sách .52

    2.3.1 Cơ cấu các khoản thu chi ngân sách . 52

    2.3.2 Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn Hà Nội . 52


    2.3.3 Cơ cấu thu, chi Ngân sách Nhà nước 55

    2.3.4 Thực trạng chi thường xuyên và chi đầu tư 56

    Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HÀ 58

    3.1 Định hướng tăng trưởng Hà Nội .58

    3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực .58

    3.2.1 Xóa bỏ trần học phí, phân cấp mức học phí . 59

    3.2.2 Cải tiến chương trình giảng dạy . 59

    3.2.3 Điều chỉnh chế độ lương cho giáo viên, giảng viên 60

    3.2.4 Tăng cường gửi sinh viên đào tạo ở nước ngoài . 61

    3.2.5 Tăng cường học ngoại ngữ . 62

    3.3 Giải pháp phát triển khoa học công nghệ 63

    3.3.1 Tăng cường đầu tư, sao chép và phát triển công nghệ 63

    3.3.2 Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học - Xây dựng các mô hình
    Đại học nghiên cứu 63

    3.4 Giải pháp phát triển Công nghiệp .64

    3.5 Giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản .64

    3.5.1 Giải pháp nâng cao năng suất nông nghiệp . 64

    3.5.2 Kết hợp nông nghiệp và thủy sản 65

    3.5.3 Phát triển nông nghiệp trên đất gò đồi . 65

    3.6 Giải pháp phát triển du lịch 66

    3.7 Giải pháp chống tham nhũng 66

    3.7.1 Luật pháp phải nghiêm minh hơn . 67

    3.7.2 Đề xuất sửa đổi luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam 68

    3.7.3 Minh bạch hóa . 68

    3.8 Một số giải pháp khác .68

    3.8.1 Giải pháp chống tắc đường và gia tăng tổng sản phẩm của TĐ - Tăng cường các hoạt động công nghiệp và dịch vụ về đêm 69

    3.8.2 Giải pháp thu hút đầu tư . 69

    3.8.3 Giải pháp giảm tình trạng đầu cơ đất và tăng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục . 70

    3.8.4 Giải pháp thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác hiệu quả hơn 71

    3.8.5 Giải pháp cho chi tiêu công 72

    3.8.6 Tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Nội theo kế hoạch kinh tế 72


    3.8.7 Nâng cao năng lực điều hành của chính quyền thành phố . 74

    Kết Luận . 76

    Tài liệu tham khảo 78


    LỜI MỞ ĐẦU

    Là một trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Việt Nam, Hà Nội đang đứng trước một cơ hội lớn để nâng cao đời sống của nhân dân Thủ đô và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm đưa nền kinh tế bắt kịp các thành phố lớn trên thế giới. Vậy những yếu tố nào tác động tới tăng trưởng kinh tế? Yếu tố nào là quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Nguyên nhân tại sao một số nền kinh tế như Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, . trong một số giai đoạn nhất định lại đạt được sự tăng trưởng kinh tế khó tin, thần kỳ đến vậy, trong khi nhiều khu vực, nền kinh tế khác mãi dậm chân tại chỗ hoặc tăng trưởng rất thấp? Chính phủ nên chi tiêu như thế nào để tối ưu hóa tăng trưởng? Cùng một mức chi tiêu chính phủ nhất định, liệu có cách chi tiêu nào để tối ưu hóa tăng trưởng trong dài hạn hay không? Và làm thế nào để nề kinh tế Thủ đô có thể tăng trưởng nhanh và trong dài hạn, để là đầu tàu đưa nền kinh tế Việt Nam cất cánh? Qua những nghiên cứu về lý thuyết tăng trưởng kinh tế, thực trạng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, thành phố trên thế giới, kết hợp với thực trạng nền kinh tế Thủ đô, bài viết hy vọng sẽ giải quyết được các câu hỏi trên, đồng thời tìm ra các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô.
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, cũng như của các khu vực, tỉnh Thành phố (TP). Để nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, bền vững, lâu dài thì cần có những giải pháp thích hợp phù hợp với đặc trưng kinh tế của nó. Tăng trưởng kinh tế Hà Nội đang là vần đề hết sức nóng hổi hiện nay vì tăng trưởng là yếu tố tiên quyết đầu tiên của phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đưa mức sống của nhân dân TĐ tiến đến gần hơn mức sống của các nền kinh tế phát triển phương tây. Trước đây tăng trưởng cao và dài hạn là mục tiêu mong đợi của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà kinh tế mà tiêu biểu là Amartya (1999) cho rằng mục tiêu trên sẽ là không hoàn chỉnh. Tăng trưởng số lượng phải gắn liền với chất lượng mới là mục tiêu mong đợi trong bối cảnh hiện nay. Điều này có nghĩa là tăng trưởng phải dựa vào tăng TFP (Năng suất các nhân tố tổng hợp) thông qua đầu tư cho R&D (nghiên cứu và phát triển) và phát triển nguồn nhân lực, tăng trưởng phải có sự hỗ trợ của thể chế dân chủ và phúc lợi xã hội được nâng cao. Để đạt được các yêu cầu kể trên quả thực là hết sức khó khăn nền kinh tế Hà Nội, nhưng cũng không phải là không thể thực hiện được.
    Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế cho Thủ Đô (TĐ) một cách có hệ thống để phân phối, khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng; chi tiêu công hợp lý hơn nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là nền kinh tế TĐ đạt mức tăng trưởng cao hơn, trong thời gian dài hơn; đi kèm với nâng cao mức sống người dân, trong giai đoạn 2008 đến 2012 là chưa nhiều. Các bài báo cáo, bài viết hoặc là đã cũ hoặc mới chỉ lướt qua bề mặt các các con số thống kê mà chưa đi sâu vào phân tích để áp dụng cho TĐ. Ngoài ra các giải pháp mà các nghiên cứu đề ra, còn khá chung chung và mang nặng tính lý thuyết.
    Trong khoảng 50 năm trở lại đây, cả thế giới được chứng kiến sự phát triển kinh tế vượt bậc của nhiều nền kinh tế được gọi là những “Con rồng châu Á”. Những nền kinh tế này đã thành công trong việc phát triển kinh tế một ngoạn mục, đưa thu nhập bình quân đầu người từ mức thấp đến mức ngang bằng với mức thu nhập của các quốc gia phát triển phương Tây. Nhiều câu hỏi được tác giả đặt ra là liệu Hà Nội có thể tăng trưởng nhanh và mạnh như những “Con rồng Châu Á” này hay không. Nhân tố nào là quan trọng nhất tác động đến tăng trưởng kinh tế? Liệu có giải pháp nào giúp TĐ tăng trưởng nhanh hơn hay không? Cùng một mức chi tiêu công như hiện nay, có biện pháp nào giúp TP đạt được mức tăng trưởng cao hơn hay không? Có giải pháp nào nhằm chấm dứt tham nhũng hay không? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục? Nội dung bài nghiên cứu này sẽ cố gắng giải quyết được những câu hỏi trên, góp phần đưa nền kinh tế Hà Nội cất cánh, đưa thu nhập, điều kiện sống của người dân TĐ sánh ngang với các nền kinh tế phương Tây, xứng đáng là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

    • 38.doc
      Kích thước:
      2.6 MB
      Xem:
      0
    • 38.pdf
      Kích thước:
      1.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...