Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Dân gian ta có câu: “ Cơm không rau nh­ đau không thuốc”. Câu này muốn khẳng định rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, nó cung cấp nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được như Vitamin A, B, C, D, E và các loại axit hữu cơ, các chất khoáng như Ca, P, K cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được bảo đảm thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ vì rau xanh có tác dụng ngăn ngõa bệnh tim, bệnh đường ruột, vitamin C trong rau có tác dụng ngăn ngõa ung thư dạ dày viêm lợi .Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300 – 2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau.
    Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự gia tăng nhanh dân số đã làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng bị sức Ðp mạnh. Đất đai bị thu hẹp, môi trường cho sản xuất nông nghiệp an toàn bị ô nhiễm do phế thải từ các khu công nghiệp và rác thải đô thị. Thêm vào đó, tập quán canh tác sản xuất của người dân trong việc sử dụng phân bón, hoá chất thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới không tuân thủ quy trình kỹ thuật, đã làm cho sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt là rau không được an toàn. Ngày nay, Việt Nam đang trong xu hướng phát triển chung của thời đại, việc phát triển sản xuất tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ con người. Vì vậy sản xuất nông nghiếp sạch và bền vững là hướng đi đúng đắn cho đất nước, trong đó ngành rau là một bộ phận.
    Gia Lâm là một huyện ngoại thành thuộc vành đai thực phẩm của thành phố Hà Nội với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất rau. Trong năm qua Gia Lâm đã cung cấp cho thị trường khoảng 23 nghìn tấn rau xanh, sản xuất rau của Gia Lâm đạt hiệu quả kinh tế khá. Giá trị canh tác 1 ha rau gấp 3-4 lần trồng lúa, với giá trị sản xuất rau trung bình tại các xã như Văn Đức, Đặng Xá là 120-150 triệu/ha/năm. Song một thực tế mà người nông dân Gia Lâm đang phải đối mặt là tình trạng sản xuất manh mún không theo quy chuẩn, tiêu thụ bấp bênh. Sản xuất rau an toàn (rau chất lượng) vẫn chưa thực sự phổ cập, quy mô sản xuất rau an toàn vẫn còn bị bó hẹp và thiếu tính đồng bộ. Nhận thức được những tồn tại đó nên em chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đánh giá những thành công đã đạt được và những khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra cho địa phương.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối t¬ượng nghiên cứu
    Là các chủng loại rau an toàn được canh tác trên địa bàn huyện Gia Lâm
    Là các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm
    Là mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất và mối quan hệ của các tác nhân tham gia vào quá trình tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu tiến hành trên phạm vi huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cụ thể trên 5 xã là Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Đông Dư, Đa Tốn.
    4.Nội dung của đề tài bao gồm:
    - Lời nói đầu
    - Chương I: Cơ sở khoa học về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
    - Chương II: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện
    - Chương III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm
    - Kết luận
    Do thời gian nghiên cứu có hạn, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đ¬ược sù đóng góp ý kiÕn của các thầy cô để đề tài đ¬ược tốt hơn.

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 1
    Mục lục 4
    Chương I: Cơ sở khoa học về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 8 8
    1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tè
    ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn 8 8
    1.1.Khái niệm về sản xuất 8
    1.2. Khái niệm về nông nghiệp sạch và rau an toàn 10 10
    1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp sạch 10 10
    1.2.2. Khái niệm về rau an toàn 10 10
    1.3.Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn 12 12
    1.3.1.Vai trò của sản xuất rau và rau an toàn 12
    1.3.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của
    sản xuất RAT 15
    1.3.2.1. Đặc điểm sản xuất rau 15 15
    1.3.2.2. Đặc điểm riêng cho sản xuất rau an toàn 15 15
    1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và quy trình sản xuất RAT 17 17
    1.4.1.Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau 17
    1.4.1.1. Hàm lượng nitrat (NO ) quá ngưỡng cho phép 17 17
    1.4.1.2. Tồn dư thuốc hoá học trong sản phẩm 18 18
    1.4.1.3. Sử dụng nước tưới không sạch 18 18
    1.4.2.Quy trình sản xuất rau an toàn 19
    1.5.Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất RAT 20 20
    1.5.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên 20
    1.5.2. Nhân tố về kinh tế kỹ thuật 21
    2.Khái niệm, vai trò tiêu thụ RAT 22 22
    2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm rau 22 22
    2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm22 22
    2.3. Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp 24 24
    3.Tình hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam 28 28
    4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội 32 32
    4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT
    trên địa bàn thành phố Hà Nội 32 32
    4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau và RAT 34 34
    4.3. Tiêu thô rau, RAT35 35
    4.4. Tình hình quản lý nhà nước về RAT 36 36
    Chương II: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ
    rau an toàn trên địa bàn huyện 38 38
    1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Gia Lâm, Hà Nội 38
    1.1. Đặc điểm tự nhiên 38
    1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính 38 38
    1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 39 39
    1.1.3. Quỹ đất đai của huyện 40 40
    1.1.4. Nguồn tài nguyên nước 43 43
    1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 44 44
    1.2.1. Dân số và nguồn lao động 44 44
    1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng 45 45
    1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huỵên Gia Lâm 46 46
    2. Thực trạng sản xuất rau an toàn trong những năm qua 48 48
    2.1. Về công tác chỉ đạo 48 48
    2.2. Về diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng, bố trí vùng sản xuất 49 49
    2.3. Cơ cấu giống, thời vụ và chủng loại rau 53 53
    2.4. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng 53 53
    2.5. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 54 54
    2.6. Tình hình tổ chức thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn 55 55
    3.Thực trạng về tiêu thụ rau an toàn tại huyện Gia Lâm 63 63
    3.1. Thị trường tiêu thụ RAT63 63
    3.2. Giá bán một số loại RAT năm 2008 64 64
    3.3. Giá bán một số loại RAT theo phẩm cấp 65 65
    3.4. Hình thức tiêu thụ sản phẩm RAT ở huyện Gia Lâm 67 67
    4. Những mặt đạt được và những tồn tại
    trong sản xuất và tiêu thụ RAT 69 69
    4.1. Những mặt đạt được 69 69
    4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó 69 69
    4.2.1. Những tồn tại 69 69
    4.2.2. Những nguyên nhân 71
    Chương III: Phương hướng và một sè giải pháp phát triển sản
    xuất tiêu thô rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm 73 73
    1. Mục tiêu, phương hướng phát triển
    sản xuất và tiêu thụ RAT73 73
    1.1. Mục tiêu 73 73
    1.2. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT74 74
    2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 76 76
    2.1. Những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất RAT 76 76
    2.1.1. Mở rộng quy mô và quy hoạch nội bé các vùng sản xuất 76 76
    2.1.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật trong trồng RAT 77 77
    2.1.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách cho phát triển RAT 79 79
    2.1.4. Giải pháp luân canh cây trồng 80
    2.1.5. Giải pháp đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất RAT 81
    2.1.6. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh RAT 84 84
    2.1.7. Giải pháp tuyên truyền 86 86
    2.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ RAT 87
    2.2.1. Giải pháp về thi trường, tổ chức tiêu thụ RAT 87 87
    2.2.2. Liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia
    sản xuất và tiêu thụ RAT 89 89
    2.2.2.1 Giải pháp đối với người sản xuất 90 90
    2.2.2.2. Giải pháp đối với người thu gom 91 91
    2.2.2.3. Giải pháp đối với người bán lẻ 91 91
    2.2.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn 92 92
    Danh mục tài liệu tham khảo 94 94
    Kết luận 95 95
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...