Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm

    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Dân gian ta có câu: “ Cơm không rau như đau không thuốc”. Câu này muốn khẳng định rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, nó cung cấp nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được như Vitamin A, B, C, D, E và các loại axit hữu cơ, các chất khoáng như Ca, P, K cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đă được bảo đảm th́ yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ v́ rau xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, bệnh đường ruột, vitamin C trong rau có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày viêm lợi .Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động b́nh thường cần cung cấp 2300 – 2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau.
    Sự phát triển của quá tŕnh công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự gia tăng nhanh dân số đă làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng bị sức ép mạnh. Đất đai bị thu hẹp, môi trường cho sản xuất nông nghiệp an toàn bị ô nhiễm do phế thải từ các khu công nghiệp và rác thải đô thị. Thêm vào đó, tập quán canh tác sản xuất của người dân trong việc sử dụng phân bón, hoá chất thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới không tuân thủ quy tŕnh kỹ thuật, đă làm cho sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt là rau không được an toàn. Ngày nay, Việt Nam đang trong xu hướng phát triển chung của thời đại, việc phát triển sản xuất tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết v́ sự phát triển kinh tế, xă hội, môi trường và sức khoẻ con người. V́ vậy sản xuất nông nghiếp sạch và bền vững là hướng đi đúng đắn cho đất nước, trong đó ngành rau là một bộ phận.
    Gia Lâm là một huyện ngoại thành thuộc vành đai thực phẩm của thành phố Hà Nội với lợi thế về vị trí địa lư, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất rau. Trong năm qua Gia Lâm đă cung cấp cho thị trường khoảng 23 ngh́n tấn rau xanh, sản xuất rau của Gia Lâm đạt hiệu quả kinh tế khá. Giá trị canh tác 1 ha rau gấp 3-4 lần trồng lúa, với giá trị sản xuất rau trung b́nh tại các xă như Văn Đức, Đặng Xá là 120-150 triệu/ha/năm. Song một thực tế mà người nông dân Gia Lâm đang phải đối mặt là t́nh trạng sản xuất manh mún không theo quy chuẩn, tiêu thụ bấp bênh. Sản xuất rau an toàn (rau chất lượng) vẫn chưa thực sự phổ cập, quy mô sản xuất rau an toàn vẫn c̣n bị bó hẹp và thiếu tính đồng bộ. Nhận thức được những tồn tại đó nên em chọn đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đánh giá những thành công đă đạt được và những khó khăn, thách thức đă và đang đặt ra cho địa phương.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối t­ượng nghiên cứu
    Là các chủng loại rau an toàn được canh tác trên địa bàn huyện Gia Lâm
    Là các yếu tố ảnh hưởng tới quá tŕnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm
    Là mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá tŕnh sản xuất và mối quan hệ của các tác nhân tham gia vào quá tŕnh tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu tiến hành trên phạm vi huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cụ thể trên 5 xă là Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Đông Dư, Đa Tốn.
    4.Nội dung của đề tài bao gồm:
    - Lời nói đầu
    - Chương I: Cơ sở khoa học về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
    - Chương II: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện
    - Chương III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm
    - Kết luận
    Do thời gian nghiên cứu có hạn, với vốn kiến thức của bản thân c̣n hạn chế, nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đ­ược sự đóng góp ư kiến của các thầy cô để đề tài đ­ược tốt hơn.

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN XUẤT VÀ
    TIÊU THỤ RAU AN TOÀN

    1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TR̉ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
    1.1. Khái niệm về sản xuất
    Sản xuất là quá tŕnh kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra. Sản xuất là quá tŕnh tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xá hội.
    Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy móc, vốn, nguyên vật liệu, tŕnh độ quản lư . Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
    Đầu ra là kết quả của quá tŕnh kết hợp các yếu tố đầu vào như lương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
    Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất
    Theo Philip Wicksteed:
    Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào như nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó. Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức đầu ra có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào nhất định.
    Y= f(x1, x2, .xn)
    Trong đó:
    - y là mức sản lượng đầu ra
    - x1, x2, ., xn: các yếu tố đầu vào sản xuất (Các yếu tố đầu vào bao gồm đất đai, lao động máy móc, vốn, nguyên vật liệu .
    Giá trị của x th́ lớn hơn hoặc bằng 0 và nó tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất.
    Các yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật “hiệu suất giảm dần”; quy luật “cung cầu thị trường” .
    Quy luật hiệu suất giảm dần: “ Sản phẩm cận biên của bất ḱ một yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng vào trong quá tŕnh sản xuất ở điều kiện các yếu tố khác không đổi”. Do đó việc sử dụng các yếu tố đầu vào phải hợp lư để tối thiểu hóa chi phí, tăng lợi nhuận cho hộ nông dân.

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 5, align: left][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]x’
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]X
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]







    Quy luật cung cầu:
    - Quy luật cầu: Giả sử các điều kiện khác không đổi, khi giá nông sản hàng hóa càng cao lượng nông sản cầu về hàng hóa đó càng ít và ngược lại.
    Cầu về một nông sản hàng hóa trong nông nghiệp phụ thuộc vào giá của chính sản phẩm đó, giá của sản phẩm khác có liên quan, thị hiếu, tập quán tiêu dùng và thu nhập .
    - Quy luật cung: Khi các yếu tố khác không đổi giá càng cao th́ cung càng lớn và ngược lại.
    Các yếu tố ảnh hưởng tới cung:
    + Giá cả của nông sản hàng hóa.
    + Do giá cả các mặt hàng nông sản khác quy định (lượng cung sản phẩm nông nghiệp thay thế hay bổ trợ).
    + Do chi phí sản xuất quy định.
    + Do t́nh trạng kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào trong nông nghiệp quy định.
    + Khí hậu thời tiết .
    + Phụ thuộc vào mục tiêu của người sản xuất.
    1.2. Khái niệm về nông nghiệp sạch và rau an toàn
     
Đang tải...