Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Công th

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    I. Tính cấp thiết của đề tài 3
    II. Mục đích nghiên cứu 4
    1. Mục tiêu chung 4
    2. Mục tiêu cụ thể 4
    IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5
    V. Phương pháp nghiên cứu. 5
    5.1. Phương pháp duy vật biện chứng lịch sử 5
    5.2. Phương pháp thống kê 5
    5.3. Phương pháp phân tích so sánh 5
    4.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 6
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 7
    1.1. Một số vấn đề về đầu tư và dự án đầu tư 7
    1.1.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 7
    1.1.1.1. Khái niệm 7
    1.1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 7
    1.1.2. Dự án đầu tư 10
    1.1.2.1. Sự cần thiết tiến hành các hoạt động đầu tư theo dự án 10
    1.1.2.2. Khái niệm và công dụng, yêu cầu của dự án đầu tư 11
    1.1.2.3. Phân loại dự án đầu tư 13
    1.1.2.4. Chu kỳ của dự án đầu tư 14
    1.1.2.5. Tiêu chuẩn thành công của một dự án đầu tư 16
    1.1.3. Thẩm định dự án đầu tư 18
    1.1.3.1. Khái niệm, sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư 19
    1.1.3.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 21
    1.1.3.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 27
    1.2. Ngân hàng thương mại và vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với NHTM 36
    1.2.1. Ngân hàng thương mại 36
    CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU DIỄN 41
    2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam- chi nhánh Cầu Diễn 41
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCTVN - chi nhánh Cầu Diễn 41
    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của NHCT- chi nhánh Cầu Diễn 41
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh Cầu Diễn 42
    2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Cầu Diễn 45
    2.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT chi nhánh Cầu Diễn 50
    2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHCT chi nhánh Cầu Diễn 50
    2.2.1.1. Giới thiệu khách hàng 50
    2.2.1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. 51
    2.2.1.3. Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp. 52
    2.2.1.4. Thẩm định dự án đề nghị vay vốn 55
    2.2.2. Đánh giá công tác thẩm định dự án tại NHCT- chi nhánh Cầu Diễn. 62
    2.2.3. Hiện trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty CP Đông Dương Xanh 62
    2.2.3.1. Báo cáo thẩm định dự án mua trụ sở làm văn phòng và văn phòng cho thuê của công ty Đông Dương xanh 62
    2.2.3.2. Đánh giá công tác thẩm định dự án mua biệt thự làm văn phòng và cho thuê của công ty cổ phần phát triển Đông Dương Xanh 86
    2.3. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT- chi nhánh Cầu Diễn 87
    2.3.1. Những mặt đạt được 87
    2.3.2. Những hạn chế & nguyên nhân còn tồn đọng 88
    2.3.2.1. Những hạn chế 88
    2.3.2.2. Nguyên nhân 90
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH CẦU DIỄN 92
    3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam- chi nhánh Cầu diễn trong thời gian tới 92
    3.1.1. Định hướng phát triển của NHCT chi nhánh Cầu Diễn trong thời gian tới 92
    3.1.2. Định hướng hoạt động của NHCT chi nhánh Cầu Diễn trong thời gian tới 92
    3.2. Nột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT chi nhánh Cầu Diễn 93
    3.2.1. Về con người 93
    3.2.1.1. Về công tác tuyển dụng 94
    3.2.1.2. Về bố trí cán bộ 94
    3.2.1.3. Về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ 95
    3.2.1.4. Về cơ chế đãi ngộ lương thưởng. 95
    3.2.2. Về thông tin, trang thiết bị công nghệ, hỗ trợ, phục vụ công tác thẩm định 95
    3.2.2.1. Về thông tin 95
    3.2.2.2. Về trang thiết bị công nghệ phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư 96
    3.2.3. Ngân hàng Công thương Cầu Diễn cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm dự án 97
    3.2.4. Về quy trình và phương pháp thẩm định dự án 97
    3.3. Một số kiến nghị 98
    3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước 98
    3.3.1.1. Hệ thống pháp luật 98
    3.3.1.1.3. Củng cố nâng cao hiệu quả của các công ty, tổ chức tư vấn. 99
    3.3.1.1.4. Về chế độ hạch toán, kiểm toán thống kê 99
    3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 100
    3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 100
    3.3.3.1. Hướng dẫn thống nhất giữa các chỉ tiêu thẩm định cho các ngân hàng và chi nhánh, tổng kết rút kinh nghiệm 100
    3.3.3.2. Về thông tin kinh tế xã hội 100
    3.3.3.3. Thu thập sử lý thông tin về doanh nghiệp, thông tin tín dụng 101
    3.3.3.4. Về hệ thống quy trình thẩm định 101
    3.3.3.5. Về chế độ khen thưởng 102
    3.3.3.6. Về đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên 102
    KẾT LUẬN 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
    KÝ HIỆU, VIẾT TẮT 104

    LỜI MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh. Ngược lại các ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư. NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
    NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng CNH - HĐH theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính Phủ. Đó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Để đi đến chấp nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng.
    Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sự phát triển xứng đáng. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCT VIỆT NAM, em đã chọn đề tài: " Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Công thương – chi nhánh Cầu Diễn”
    II. Mục đích nghiên cứu
    1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án tại NHCT Việt Nam trong những năm qua, đánh giá và rút ra các bài học liên quan đến công tác thẩm định. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tại ngân hàng trong những năm tiếp theo.
    2. Mục tiêu cụ thể
    Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài nghiên cứu hướng vào các mục tiêu cụ thể như sau:
    + Khái quát hóa một số vấn đề lý luận về đầu tư, về dự án đầu tư, về thẩm định dự án đầu tư và các hoạt động của ngân hàng thương mại.
    + Phân tích quy trình và các nội dung trong quy trình thẩm định dự án tại Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian qua.
    + Đánh giá và rút ra những bài học về thành quả đạt được và những mặt hạn chế trong quy trình thẩm định dự án tại ngân hàng trong thời gian qua.
    + Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và các nội dung đã nghiên cứu, kết hợp với tình hình thực tế đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...