Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu hút khách nhật đến khu nghỉ dưỡng evason

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU HÚT KHÁCH NHẬT ĐẾN KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA MANDARA NHA TRANG


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
    1.1. Một số lý luận cơ bản về kinh doanh khách sạn . 5
    1.1.1. Khách s ạn . 5
    1.1.2. Nh ững hoạt động tro ng ngành kinh doanh khách s ạn . 6
    1.1.3. Đặc điểm kinh doanh khách sạn 7
    1.1.3.1. Kinh doanh khách s ạn phụ thuộc v ào tài nguyên du lịch tại các điểm du
    l ịch 7
    1.1.3.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn 8
    1.1.3.3. Kinh doanh khách s ạn đ òi h ỏi dung l ư ợng lao động trực tiếp t ương đ ối lớn 8
    1.1.3.4. Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật 9
    1.1.4. Khái ni ệm v à đ ặc điểm về sản phẩm khách sạn . 10
    1.1.4.1. Khái niệm “sản phẩm khách sạn” . 10
    1.1.4.2. Đặc điểm của sản phẩm của khách sạn . 12
    1.1.4.3. Ý nghĩa củahoạt động kinh doanh khách sạn 14
    1.2. Một số khái niệm và mục tiêu Marketing trong lĩnh vực du lịch 15
    1.2.1. Marketing 15
    1.2.2. Marketing du l ịch . 16
    1.2.3. M ục tiêu marketing trong du l ịch 17
    1.2.4. Market ing h ỗn hợp (Marketing - Mix) và 8P trong marketing du lịch 17
    1.2.4.1. Khái niệm 17
    1.2.4.2. Chính sách 8Ps nh ằm thu hút khá ch du l ịch . 19
    1.2.4.2.1. Chính sách sản phẩm (Product) 19
    1.2.4.2.2. Chính sách giá cả (Price) . 20
    1.2.4.2.3. Chính sách phân phối (Place) . 21
    1.2.4.2.4. Chính sách con người (People) 21
    v
    1.2.4.2.5. Chính sách chương trình (Programming) . 22
    1.2.4.2.6. Chính sách đối tác (Partnership) 22
    1.2.4.2.7. Chính sách trọn gói (Packaging) 22
    1.2.4.2.8. Chính sách cổ động -xúc tiến bán hàng (Promotion) . 22
    1.2.5. Vai trò c ủa chính sách Marketing Mix trong thu hút khách 22
    1.2.6.1. Phân tích môi trường Marketing của tổ chức doanh nghiệp du lịch. 23
    1.2.6.2. Phân khúc thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu 23
    1.2.6.3. Định vị sản phẩm . 24
    1.2.6.4. Xác định các giải pháp Marketing-Mix 24
    1.3. Những vấn đề liên quan đến thị trường khách du lịch 25
    1.3.1. Khách du l ịch .25
    1.3.2. Th ị tr ường khách du lịch .25
    1.3.3. S ự gia tăng nhu cầu của khách du lịch .25
    1.3.4. Các y ếu tố ảnh h ưởng đến hành vi ngư ời tiêu dùng du l ịch . 26
    1.3.4.1. Hành vi người tiêu dùng du lịch 26
    1.3.4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch 27
    1.3.5 . Đ ặc điểm tâm lý ti êu dùng c ủa thị trường khách Nhật 31
    1.3.5.1. Khái quát về thị trường khách Nhật tại Việt Nam . 31
    1.3.5.2. Đặc điểm tâm lý tiêu dùng du lịch của thị trường khách Nhật 32
    1.3.5.2.1. Cơ cấu khách du lịch . 32
    1.3.5.2.2. Thời gian đi du lịch 32
    1.3.5.2.3. Sở thích và thói quen khi đi du lịch 33
    1.3.5.2.4. Một số điều kiêng kỵ của khách Nhật 34
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHU
    NGHỈ MÁT TRONG THỜI GIAN QUA . 36
    2.1. Tổng quan về Evason Ana Mandara & Six Senses Spa . 36
    2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Six Senses 36
    2.1.2. Tổng quan về khu nghỉ d ưỡng Evason Ana Ma ndara .37
    2.1.3. Cơ c ấu tổ chức quản lý của khu nghỉ d ưỡng .39
    vi
    2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý của khu nghỉ dưỡng 39
    2.1.3.2. Chức năng của các bộ phận 40
    2.1.4. Phương hư ớng phát triển trong thời gian tới . 43
    2.1.5. S ản phẩm v à d ịch vụ kinh doanh của khu nghỉ d ưỡng 44
    2.1.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh của khu nghỉ dưỡng trong thời gian qua 50
    2.1.6.1. Phân tích báo cáo hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh 50
    2.1.6.2. Phân tích một số chỉ tiêu khái quát thực trạng tài chính và đánh giá
    hiệu quả kinh doanh 54
    2.1.6.3. Phân tích kết quả kinh doanh theo doanh thu bán phòng,công suất
    phòng, giá phòng trung bình và chi phí dành cho bộ phận kinh doanh tiếp thị
    . 57
    2.1.6.4. Phân tích cơ cấu doanh thu theo dịch vụ của khu nghỉ dưỡng . 59
    2.2. Phân tích nguồn khách và tình hình thu hút khách của khu nghỉ trong thời
    gian qua . 60
    2.2.1. Cơ cấu khách phân theo quốc tịch . 60
    2.2.2. Cơ cấu phân theo hình thức tổ chức chuyến đi . 62
    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT KHÁCH NHẬT CỦA
    KHU NGHỈ MÁT TRONG THỜI GIAN QUA . 64
    3.1. Phân tích môi trường Marketing của khu nghỉ dưỡng 64
    3.1.1. Môi trư ờng vĩ mô 64
    3.1.1.1. Môi trường tự nhiên . 64
    3.1.1.2. Môi trường kinh tế . 65
    3.1.1.3. Môi trường chính trị, pháp luật . 66
    3.1.1.4. Môi trường văn hóa –xã hội 68
    3.1.2. Môi trư ờng vi mô 69
    3.1.2.1. Khách hàng 69
    3.1.2.2. Nhà cung cấp . 70
    3.1.2.3. Các trung gian marketing . 70
    3.1.2.4. Đối thủ kinh doanh . 72
    vii
    3.1.2.4.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp . 72
    3.1.2.4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 74
    3.1.2.5. Khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandara . 76
    3.1.2.5.1. Thuận lợi . 76
    3.1.2.5.2. Khó khăn . 77
    3.2. Thực trạng về việc áp dụng chính sách Marketing-mix mà khu nghỉ mát đã
    áp dụng nhằm thu hút khách Nhật 78
    3.2.1. Chính sách s ản phẩm (Product) . 78
    3.2.2.Th ực trạng thực thi chính sách giá cả (Price) .81
    3.2.3.Th ực trạng thực thi chính sách phân phối (Place) .85
    3.2.4.Th ực trạng thực thi chính sách con ng ười (People) 88
    3.2.5. Th ực trạng thực thi chính sách đối tác (Partnership) 95
    3.2.6.Th ực trạng thực thi chính sách tạo sản phẩm trọn gói (Packaging) 97
    3.2.7. Th ực trạng thực thi chính sách lập ch ương trình (Programming) 98
    3.2.8. Th ực trạng thực thi chính sách xúc tiến bán h àng ( Promotion) . 102
    CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
    THIỆN CÔNG TÁC THU HÚT KHÁCH NHẬT ĐẾN ANA MANDARA NHA
    TRANG TRONG THỜI GIAN TỚI . 105
    4.1. Cơ sở hoạch định các chínhsách thu hút khách Nhật Bản . 105
    4.1.1 Mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản 105
    4.1.2. Đánh giá th ực trạng áp dụng chính sách marketing -mix đối với thị trường Nhật
    trong th ời gian qua . 106
    4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu hút khách Nhật đến Ana
    Mandara Nha Trang . 108
    4.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách sản phẩm -xây dựng gói s ản phẩm, ch ương
    trình 108
    4.2.1.1. Đa dạng mặt hàng lưu niệm ở quầy mua sắm . 108
    4.2.1.2. Hoàn thiện cung cách đón tiếp, phục vụ ăn uống 109
    viii
    4.2.1.3. Xây d ựng thêm các gói sản phẩm, chương trình, hoạt động giải trí cho
    khách . 109
    4.2.2. Nhóm gi ải pháp về chính sách con ng ười – xây d ựng giá cả cạnh tr anh . 110
    4.2.2.1.Hoàn thiện chính sách giá cạnh tranh 110
    4.2.2.2. Đào tạo đội ngũ nhân viên nói tiếng Nhật . 111
    4.2.3. Nhóm gi ải pháp v ề chính sách phân phối – xúc ti ến bán h àng – quan h ệ đối tác 112
    4.2.3.1. Hoàn thiện chính sách phân phối 112
    4.2.3.2.Hoàn thiện chính sách xúc tiến bán hàng 112
    4.2.3.3. Hoàn thiện chính sách quan hệ với đối tác 113
    4.3. Một số đề xuất kiến nghị khác . 114
    4.3.1. Ki ến nghị với Tổng cục Du lich . 114
    4.3.2. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Khánh H òa, thành ph ố Nha Trang 115
    4.4. Hạn chế của đề tài . 115
    KẾT LUẬN 117
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 119
    PHỤ LỤC 121
    ix
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1-1: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch . 28
    Sơ đồ 1-2: Sơ đồ cơ cấu của khu nghỉ dưỡng 40
    Bảng 1-1: Phân tích báo cáo hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh 51
    Bảng 1-2: Một số chỉ tiêu khái quát thực trạng tài chính và đánh giá hiệu quả kinh
    doanh . 54
    Bảng 1-3: Bảng thống kê doanh thu bán phòng, công suất phòng và giá phòng trung
    bình . 57
    Bảng 1-4: Cơ cấu doanh thu theo dịch vụ của khu nghỉ dưỡng năm 2009-2010 . 59
    Bảng 2-1: Bảng thống kê phòng đêm bán được phân theo quốc tịch của khách lưu trú
    60
    Bảng 2-2: Thống kê doanh thu phòng theo hình thức tổ chức chuyếnđi . 62
    Bảng 3-1: Top 20 đối tác trung gian của khu nghỉ mát trong năm 2010 . 71
    Bảng 3-2: Mức giá của Ana Mandara so với các đơn vị lưu trú cao cấp trên địa bàn
    72
    Bảng 3-3: Thống k ê th ị phần khách của khu nghỉ d ưỡng so v ới đối thủ cạnh tranh năm
    2010 . 73
    Bảng 3-4: Thống kê các đối thủ kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới . 75
    1
    THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
    CÔNG TÁC THU HÚT KHÁCH NHẬT ĐẾN KHU NGHỈ DƯỠNG
    EVASON ANA MANDARA NHA TRANG
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là
    một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, không chỉ đem lại nguồn thu
    nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ
    tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa và tạo ra những giá
    trị vô hình nhưng vô cùng bền chặt. Đối với một số quốc gia, du lịch trở thành một
    nền kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở các nước tiên tiến,
    tỷ trọng của dịch vụ chiếm trong GDP là 70% đến 75%. Ở Việt Nam, tỷ lệ này
    khoảng 40%
    1
    .
    Việt Nam - một quốc gia tiềm năng du lịch với điều kiện tự nhiên, kinh tế,
    chính trị, văn hóa, xã hội thuận lợi đã từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
    mũi nhọn quốc gia, khẳng định vị trí của mình trong danh sách điểm đến du lịch an
    toàn trên thế giới. Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam về tình hình du
    lịch trong hai tháng đầu năm 2011, lượng khách quốc tế đến Việt nam ước đạt 1,04
    triệu lượt khách, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó lượt khách đến với
    mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt gần 626.000 lượt khách (tăng trên 14%). Điều này
    cho thấy du lịch Việt Nam ngày càng chiếm được lòng tin yêu của bạn bè quốc tế và
    công tác xúc tiến, quảng bá, marketing du lịch để thu hút du khách ngày càng phải
    được đề cao, quan tâm hơn bao giờ hết.
    Cùng với sự phát triển ngành, du lịch Khánh Hòa trong năm 2010 đã đón
    1.840.000 lượt khách (tăng 20,25% so với năm 2009), trong đó khách quốc tế đạt
    390.000 lượt (tăng 38,79%). Cũng trong năm 2010, tổng doanh thu du lịch đạt
    1
    GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa , Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao Động –Xã Hội
    ( 2004), trang 216.
    2
    1.880 tỷ đồng, bằng 107,43% kế hoạch và tăng 20,28% sovới năm 2009
    2
    , góp phần
    không nhỏ cho ngân sách tỉnh nhà và Nha Trang là nhân tố chính làm nên điều đó.
    Những năm gần đây, thành phố Nha Trang được chọn làm nơi tổ chức nhiều
    hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa du lịch mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế
    như: Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14, Hoa hậu Thế giới người
    Việt, Hoa hậu Trái đất, Hoa Hậu Hoàn Vũ được đánh giá tốt từ các phương tiện
    truyền thông trong nước và quốc tế.
    Nha Trang có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi về vị trí, cảnh quan thiên
    nhiên với bờ biển trải dài, nước trong xanh, những rặng san hô tuyệt đẹp cùng với
    nhiều đảo và quần đảo bao quanh che chắn, tạo sự kín gió và êm sóng, thích hợp
    cho việc phát triển du lịch. Nơi đây mùa mưa chỉ kéo dài trong hai tháng 10 và 11,
    10 tháng còn lại trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn
    đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn. Để phục vụ cho sự phát triển của du lịch tỉnh nhà,
    có rất nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch từ khách sạn, công ty lữ hành, khu
    vui chơi giải trí đến các khu nghỉ dưỡng được hình thành để đáp ứng nhu cầu nghỉ
    ngơi, vui chơi giải trí cho du khách trong và ngoài nước, trong số đó không thể
    không nhắc đến Khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandara & Six Senses Spa Nha
    Trang do công ty TNHH MTV Thương Mại và Đầu Tư Khánh Hòalàm chủ là một
    trong những đơn vị có thành tích nổi bật.
    Khu du lịch Evason Ana Mandara Nha Trang được xây dựng trong khuôn viên
    26.000 m2 bao quanh bởi khu vườn nhiệt đới riêng biệt nhìn ra biển. Đây là cơ sở
    lưu trú duy nhất của Nha Trang có bãi tắm riêng cho khách với trang thiết bị hạ tầng
    trong mỗi phòng đạt tiêu chuẩn khu du lịch 5 sao, được nhiều giải thưởng trong
    nước và quốc tế về phong cách cũng như chất lượng dịch vụ.
    Qua quá trình thực tập tại bộ phận kinh doanh & tiếp thị( Sales & Marketing),
    tác giả nhận thấy nguồn khách của khu nghỉ dưỡng mỗi năm khá ổn định, thị
    trường Âu với khách chủ yếu từ Úc, Đức,Nhật và thị trường các quốc gia châu Á
    chiếm thị phần nhỏ hơn với đa số là kháchViệt, Trung, Hàn. Tuy lượng khách
    Nhật đến với Việt Nam nói chung và khu nghỉ dưỡng nói riêng không phải là lớn,
    do yêu cầu về chất lượng dịch vụ của họ khá cao và chỉ đi trong giai đoạn nhất định
    2
    http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=0501;&itemid=1051
    3
    nhưng họ đa phần chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ bổ sung trong thời gian lưu
    trú, góp phần không nhỏ vào doanh thu chung của khu nghỉ dưỡng. Xác định được
    nhu cầu này, Ana Mandara luôn luôn không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ
    cũng như chú trọng công tác marketing, quảng bá, tiếp thị hình ảnh, thông tin của
    mình để có thể thu hút khách từ thị trường Nhật một cách có hiệu quả nhấtsong vẫn
    có một vài thiếu sót. Vì thế tác giảchọn đề tài tốt nghiệp:
    “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
    TÁC THU HÚT KHÁCH NHẬT ĐẾN KHU NGHỈ DƯỠNG EVASON ANA
    MANDARA NHA TRANG”
    Với đề tài nghiên cứu này, tôikỳ vọng khu nghỉ dưỡng sẽ ngày càng hoàn thiện
    chất lượng dịch vụ và xây dựng hình ảnh của mình một cách hiệu quả để có thể gia
    tăng lượng khách cũng như doanh thu từ thị trường Nhật, góp phần xây dựng,
    quảng bá hình ảnh thành phố du lịch Nha Trang đến với du khách quốc tế, gia tăng
    nguồn ngân sách cho tỉnh nhà.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu khi tiến hành thực hiện cần đáp ứng các mục tiêu cơ bản sau:
    1. Thông qua số liệu thực tế báo cáo tài chính 3 năm qua nhằm đánh giá hoạt
    động kinh doanh của khu nghỉ.
    2. Thông qua các bảng báo cáo các thị trường du khách và doanh thu các năm tại
    bộ phận kinh doanh -tiếp thị nhằm đánh giá thực trạng công tác thu hút du khách
    đến khu nghỉ dưỡng trong 2 năm vừa qua.
    3. Tìm hiểu và phân tích các chính sách kinh doanh thu hút khách mà khu nghỉ
    mát đã và đang áp dụng riêng đối với thị trường Nhật.
    4. Đề xuất các giải pháp nhằm giúp khu nghỉ dưỡng hoàn thiện công tác
    Marketing đối với thị trường Nhật trong thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động khai thác khách Nhật
    tại khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandara Nha Trang, một trong những đơn vị kinh
    doanh lưu trú có uy tín, có đóng góp lớn vào nguồn ngân sách tỉnh nhà hằng năm.
    4
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài giới hạn nghiên cứu là khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandara Nha Trang.
    Mọi dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2008 đến 3 tháng đầu năm 2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
    - Phương pháp tiếp cận thực tế hệ thống, thống kê số liệu sơ cấp để đánh
    giá hoạt động kinh doanh và công tác marketing của công ty.
    - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp chọn lọc từ các giáo trình, sách
    tham khảo,tạp chí và các trang web chuyên ngành cùng các tư liệu mở trên Internet
    - Tham khảo giáo viên hướng dẫn và phỏng vấn ý kiến của các anh chị làm
    việc tại bộ phận kinh doanh & đặt phòng của khu nghỉ dưỡng.
    - Đề tài còn nghiên cứu nhu cầu thị trường khách Nhật qua việc khảo sát ý
    kiến khách du lịch qua các trang du lịch trên mạng và tổng hợp ý kiến từ các phiếu
    góp ý của khách tại khu nghỉ dưỡng.
    6. Bố cục đề tài
    Nội dung đề tài được chia làm 3 phần chính:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận.
    - Chương 2: Thực trạnghoạt độngkinh doanh của khu nghỉ dưỡng Evason
    Ana Mandara Nha Trang trong thời gian qua.
    - Chương 3: Thực trạng công tác thu hút khách Nhật của khu nghỉ mát trong
    trong thời gian qua.
    - Chương 4: Đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
    thu hút khách Nhật đến AnaMandara Nha Trang trong thời gian tới.
    5
    CHƯƠNGI
    CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Một số lý luận cơ bản về kinh doanh khách sạn
    1.1.1. Khách sạn
    Thuật ngữ “Hotel”-Khách sạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Nói đến khách sạn
    người ta thường hiểu đó là cơ sở cho thuê ở trọ (lưu trú), nhưng không chỉ có khách
    sạn mới có dịch vụ lưu trú mà còn có các cơ sở khác như: nhà trọ, nhà khách, nhà
    nghỉ, biệt thự, làng du lịch, bãi cắm trại, bungalows đều có dịch vụ này. Tập hợp
    các cơ sở cùng cung cấp cho khách dịch vụ lưu trú được gọi là ngành khách sạn.
    Morcel Gotie -nhà nghiên cứu du lịch đã định nghĩa: ”Khách sạn là nơi lưu trú
    tạm thời của du khách. Cùng với các buồng ngủ còn có nhiều nhà hàng với các
    chủng loại khác nhau.”. Theo nhóm tác giả nghiên cứu người Mỹ trong cuốn sách
    “Welcome to Hospitality” xuất bản năm 1995 thì: “Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai
    cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên
    trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách
    đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có
    thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với
    thiết bị máy photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn
    có thểđược xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ
    dưỡng hoặc các sân bay.”
    Việc nghiên cứu khái niệm khách sạn phải phù hợp với mức độ phát triển của
    hoạt động khách sạn ở từng vùng, từng quốc gia.
    Theo Tổng Cục Du LịchViệt Nam quy định tại Thông tư 01/2001/TT-TCDL :
    Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10
    buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất,trang thiết bị, dịch vụ cần
    thiết phục vụ cho khách du lịch.
    Theo Bộ Văn Hóa Thông Tin Du Lịch quy định tại Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL quy định:
    6
    Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở
    lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ
    khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
    a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô
    thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch;
    b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành
    khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có
    cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của
    khách du lịch;
    c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên m ặt
    nư ớc;
    d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao
    thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận
    chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
    1.1.2. Những hoạt động trong ngành kinh doanh khách sạn
    Ban đầu kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh chỗ ngủ qua đêm cho
    khách có trả tiền. Cùng với những đòi hỏi ngày một cao hơn của khách du lịch cùng
    với mong muốn đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách của chủ khách sạn, dần dần
    khách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống. Từ đó, các chuyên
    gia trong lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm: kinh doanh khách sạn theo
    nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, kinh doanhkhách sạn là hoạt động cung
    cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Còn theo nghĩa
    hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách.
    Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngàycàng được cải thiện tốt
    hơn, con người có điều kiện chăm lo đến đời sống tinh thần hơn, số người đi du lịch
    ngày càng tăng nhanh. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, sự cạnh tranh
    giữa các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất là những khách có
    khả năng tài chính cao đã làm tăng tính đa dạng trong hoạt động của ngành. Ngoài
    hai hoạt động chính đã nêu, điều kiện cho các cuộc hội họp, cho các mối quan hệ,


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ths. Nguyễn Hoài Nam, Quản trị kinh doanh lữ hành,ĐH Kinh tế
    TP.HCM, Lưu hành nội bộ.
    2. PGS.TS Nguyễn Thị Doan, Giáo trình Marketing du lịch, NXB ĐH Quốc
    gia Hà Nội, 1999
    3. Ths. Sơn Hồng Đức, Quản trị du lịch v à l ữ hành, ĐH Hoa Sen, Lưu hành nội bộ.
    4. PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Diệp, PGS.TS.Hồ Đức Hùng, Marketing cơ
    bản, NXB Thống kê, 1996
    5. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình
    Marketing du lịch, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2008.
    6. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyên lý Marketing, NXB
    ĐH Quốc Gia TP.HCM, 2003.
    7. Ths. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang, Marketing du lịch, NXB TP Hồ
    ChíMinh, 2004.
    8. GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế
    Du lịch, NXB Lao Động –Xã Hội, 2004.
    9. GS.TS Nguyễn Văn Đính và Ths. Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản
    trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, 2000.
    10. Ths. Nguyễn Trùng Khánh, Giáotrình Marketing du lịch, NXB Lao động
    -Xã hội, 2008.
    11. Alastair M.Morrsion, Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn,
    NXB Tổng cục du lịch, 1998. (bản dịch)
    12. Philip Kotler & Gary Armstrong, Những nguyên lý tiếp thị, tập 1, NXB
    Thống kê, 2000. (bản dịch)
    13. Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Thống kê, 2002. (bản dịch)
    14. Philip Kotler: Quản trị Marketing, NXB Thống kê,2001.(bản dịch)
    15. Thầy Lê Trần Phúc, Bài giảng môn Quản trị kinh doanh khách sạn, ĐH
    Nha Trang, lưu hành nội bộ.
    16. Ths. Lê Chí Công, Bài giảng môn Quản trị chiến lược, ĐHNha Trang,
    lưu hành nội bộ.
    17. Ths. Nguyễn Văn Hiến, Bài giảng môn Quản trị Marketing, ĐHBC Tôn
    Đức Thắng, lưu hành nội bộ.
    18. Nguyễn Ngọc Thanh, Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu
    dùng quần áo thời trang ở khu vực tp HCM,Luận Văn Thạc Sỹ Kinh Tế, Đại Học
    Kinh tế HCM, 2008
    120
    19. Trần Thị Hà, Một số giải pháp Marketing Mix nhằm thu hút khách đến
    khu nghỉ mát Sandy Beach Đà Nẵng trong thời gian tới, Khoá luận tốt nghiệp đại
    học, ĐH Nha Trang, 2010.
    20. Nguyễn Trường Tân, Tìm hiểu vănhoá Nhật Bản, NXB Văn Hoá Thông
    tin, 2011.
    21. Phóng viên Nhật Lệ, Vận động di dời khu nghỉ dưỡng Ana Mandara
    trước thời hạn, Báo Khánh Hòa số 3286, ngày 07/04/2011.
    Một số trang webliên quan
    http://www.sixsenses.com/Evason-Ana-Mandara-Nha-Trang/
    http://***********/xem-tai-lieu/yeu-to-tam-li-va-hanh-vi-tieu-dung-cua-du-khach-nhat-ban.306740.html
    http://www.vietnamtourism.gov.vn/
    http://www.nhatrangtravel.com.vn/
    http://www.khanhhoa.gov.vn/default.aspx?ArticleId=F61D2391-0F51-41E0-BC0B-D257304E3BEC
    http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?t=4556
    http://www.countrysidediscovery.com/VN/tours-information/2390/9/Vietnam-An-Attractive-Destination-for-Japanese-Tourists/203/
    http://www.vietnamtourism.gov.vn
    http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Buoi-binh-minh-trong-quan-he-ngoai-giao-Viet-Nhat/20804576/96/
    http://nguyentandung.org/doi-ngoai/thu-truong-bo-ngoai-giao-viet-nam-tiep-dai-su-nhat-ban.html
    http://tnvn.gov.vn/Home/35-nam-quan-he-ngoai-giao-Viet-Nam--Nhat-Ban/20098/111096.vov
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...