Luận Văn Thực trạng và Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Thẩm định dự án được xem như một nhu cầu không thể thiếu và là cơ sở để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư.
    Thẩm định dự án được tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế như:Vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn của ngân sách nhà nước (vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, vốn của các tổ chức kinh tế xã hội, vốn hỗ trợ phát triển chính thức -ODA) và vốn của dân, vốn của các thành phần kinh tế Nhà nước và vốn của các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, yêu cầu thẩm định đối với các dự án này là khác nhau về mức độ và chi tiết giữa các dự án, tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của dự án, nguồn vốn được huy động và chủ thể có thẩm quyền thẩm định.
    Quỹ Ngân sách Nhà nước là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển Kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng,lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
    Trong những năm gần đây,quy mô tổng thu của ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau.Đi cùng với mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Để hiệu quả sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cao và phù hợp với quy hoạch phát triển chung của đất nước thì công tác thẩm định đánh giá các dự án đầu tư là rất quan trọng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan đầu mối trong việc quản lý các dự án đầu tư thường xuyên chú trọng tới công tác thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư hoặc đề xuất báo cáo trình Chính Phủ quyết định. Để đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu qủa của nguồn vốn đầu tư, việc nâng cao chất lượng tiến tới hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư được đặt ra ngày càng bức xúc.
    Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực thẩm định dự án, trong thời gian thực tập tại Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em đã tập trung đi sâu tìm hiểu công tác thẩm định đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ”.






    MụC LụC
    Lời mở đầu 1
    chương 1:những vấn đề chung về công tác thẩm định dự án đầu tư 3
    I.Khái niệm và phân loại dự án đầu tư 3
    1.Khái niệm dự án đầu tư 3
    2.Phân loại dự án đầu tư 3
    II.Tổng quan về thẩm định dự án. 4
    1.Khái niệm 4
    2.Sự cần thiết phải thẩm định dự án 5
    3.Mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án 5
    3.1.Mục đích của thẩm định dự án 5
    3.2.Yêu cầu của thẩm định dự án 6
    4. ý nghĩa của thẩm định dự án 6
    III.Nội dung và các bước thẩm định dự án sử dụng vốn nhà nước
    1.Nội dung 7
    1.1. Mục tiêu và căn cứ pháp lý của dự án 7.
    1.2. Thẩm định sản phẩm, thị trưòng 7
    1.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật 7.
    1.4. Sự hợp lý của phương án địa điểm, sử dụng đất đai, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia 9
    1.5. Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường 9
    1.6. Thẩm định về phương diện tổ chức 10
    1.7. Thẩm định về phương diện tài chính của dự án. 10
    1.8. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 14
    2. Các nguyên tắc trong thẩm định 16
    IV.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án. 17
    1. Môi trường pháp lý 17
    2. Phương pháp thẩm định 17
    3. Thông tin 18
    4. Quy trình thực hiện thẩm định 19
    5. Quản lý nhà nước đối với đầu tư. 22
    6. Đội ngũ cán bộ thẩm định 26
    7. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong phân tích, đánh giá dự án 26
    Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. 27
    I.Sơ lược về Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. 27
    1. Cơ cấu tổ chức 27
    2. Chức năng, nhiệm vụ 27
    II.Khái quát chung về các dự án được thẩm định trong năm 2004. 28
    III.Quy trình tổ chức thẩm định tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư. 33
    1.Tiếp nhận hồ sơ. 33
    2.Lập kế hoạch và xử lý công việc được giao. 33
    3.Quy trình xử lý công việc. 34
    4.Thời hạn xử lý công việc. 35
    IV.Ví dụ về một dự án được thẩm định tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư 35
    1.Tóm tắt nội dung chính của dự án. 35
    2.Các mặt được thẩm định của dự án: 38
    2.1.Tư cách pháp lý và năng lực tài chính của nhà đầu tư 38
    2.2.Thẩm định mặt tài chính của dự án 38
    2.3.Lợi ích về mặt kinh tế xã hội của dự án .48
    2.4.Đánh giá tác động môi trường của dự án. 49
    3.Tóm tắt ý kiến của các bộ nghành và các đơn vị liên quan liên quan (trước khi có giải trình, bổ sung hồ sơ Dự án) 50
    3.1. Bộ Công nghiệp 50
    3.2. Bộ khoa học và Công nghệ 51
    3.3. Bộ Giao thông Vận tải 51
    3.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 51
    3.5. Bộ Quốc phòng 52
    3.6. Bộ tài nguyên và môi trường 53
    3.7.Bộ Xây dựng 53
    8.Bộ Tài chính 54
    4.Nội dung giải trình bổ sung hồ sơ dự án. 55
    5. Nhận xét ,đánh giá và kiến nghị của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư. 57
    5.1. Nhận xét, đánh giá 57:
    5.2. Kiến nghị 60.
    IV.Đánh giá về công tác thẩm định dự án tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư. 60
    1.Những kết quả đạt được. 61
    2.Những tồn tại và hạn chế. 62
    Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại vụ thẩm định và giám sát đầu tư. 66
    I.Triển vọng đầu tư tại Việt Nam đến 2010. 66
    1.Bối cảnh tình hình: 66
    1.1.Những thuận lợi 66.
    1.2.Những khó khăn 66.
    2.Triển vọng Đầu tư đến 2010. 67
    II.Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư. 67
    1.Giải pháp. 67
    1.1.Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 67
    1.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng khai thác, xủ lý và lưu trữ thông tin 68
    1.3. Giải pháp về xây dựng một quy trình thẩm định hợp lý. 69
    1.4. Giải pháp về xác định các tiêu chuẩn trong phân tích thẩm định, đánh giá dự án . 71
    1.5. Giải pháp về nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định 72
    2.Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 74
    Kết luận 75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...