Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm đào tạo phát triển công chức hành chính địa phương

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và một số giải pháp nhằm đào tạo phát triển công chức hành chính địa phương


    LỜI NÓI ĐẦU
    Kể từ ngày đất nước đổi mới tới nay đã hơn mười năm, nước ta đã vượt qua bao thăng trầm. Trong nhưng năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: Về kinh tế chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước, đã giúp cho đất nước ta giải phóng được nhiều nguồn lực mà chưa có cơ hội phát huy trong chế độ cũ, tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian qua tương đối cao và ổn định trong khu vực và trên thế giới,và đặc biệt chúng ta đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1997 ; Về chính trị, nước ta vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước nên tình hình chính trị nước ta trong thời gian vừa qua rất ổn định Một trong những thành tựu quan trọng mà nước ta đã đạt được trong thời gian qua đó chính là công cuộc cải cách hành chính, nó diễn ra mạnh mẽ và liên tục.
    Sự thành công đó không chỉ nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà còn có sự đóng góp của bộ máy quản lý hành chính ở các địa phương.Trong đó, có đội ngũ công chức hành chính là nhưng người đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Việt Nam còn là một nước nông nghiệp, gặp nhiều khó khăn và do ảnh hưởng của chiến tranh còn kéo dài, nhưng đội ngũ công chức hành chính đã vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng là công bộc của dân. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được bộ máy hành chính từ Trung Ương đến địa phương ngày càng vững chắc và ổn định. Trong đó, đội ngũ công chức hành chính địa phương được trang bị kiến thức tương đối đầy đủ để thực thi nhiệm vụ được giao.Công chức hành chính địa phương là người trực tiếp tiếp xúc với quần chúng nhân dân và là cầu nối quan trọng giữ Nhà nước với nhân dân, tổ chức khác. Qua đó, ta thấy được vai trò của đội ngũ công chức hành chính địa phương là rất quan trọng .
    Do xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đòi hỏi ở đội ngũ công chức hành chính địa phương sẽ ngày càng cao. Để không bị tụt hậu so với thời đại, công tác đào tạo phát triển công chức hành chính địa phương là một trong những nội dung của công tác, cán bộ công chức nói chung và công chức hành chính ở Na Ư nói riêng. Công tác đào tạo phát triển nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, thông tin mới, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của họ.
    Công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã đưa đội ngũ công chức hành chính lên một trình độ cao hơn, tạo ra bước phát triển đáng kể. Phần nào khắc phục những yếu kém hiện tại và tạo ra cho đội ngũ công chức một tác phong làm việc, lối sống của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thành công của công tác giáo dục là nhiều nhưng hạn chế của nó trong thời kỳ đổi mới là không ít. Đây là những vấn đề quan trọng nếu không giải quyết sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt đông của bộ máy hành chính. Đó là lý do để em chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm đào tạo phát triển công chức hành chính địa phương”.
    Trong quá trình nghiên cứu đề án có sử dụng một số tài liệu về kinh tế, chính trị của nước ta. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu và từ thực tiễn về công tác đào tạo phát triển cán bộ công chức ở Na Ư. Từ đó tìm ra nguyên nhân làm hạn chế công tác đào tạo công chức, đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó.
    Ngoài ra đề án còn có lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
    Mặc dù đã cố gắng trong quá trình làm việc, nhưng đề án vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy, để giúp cho đề án hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Phan Kim Chiến đã giúp em hoàn thành đề án.

    MỤC LỤC

    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG CHỨC, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG. 3
    1.1.Công chức hành chính địa phương. 3
    1.1. 1. Khái niệm. 3
    1.1. 2. Phân loại. 3
    1.1.2.1. Phân loại công chức theo vị trí. 3
    1.1.2.2. Phân loại theo ngành chuyên môn. 4
    1.1.2.3. Phân loại theo trình độ. 4
    1.1. 3. Vai trò của công chức hành chính địa phương. 5
    1.1. 4. Yêu cầu đối với công chức hành chính địa phương. 7
    1.2. Đào tạo và phát triển công chức hành chính địa phương. 8
    1.2. 1. Khái niệm, vai trò của công tác đào tạo, phát triển công chức hành chính địa phương. 8
    1.2.1.1.Khái niệm. 8
    1.2.1.2. Vai trò. 8
    1.2.2.Yêu cầu của công tác đào tạo, phát triển công chức hành chính địa phương. 9
    1.2.3. Nội dung. 9
    1.2.4. Phương thức, phương pháp. 11
    1.2. 4.1 Phương thức. 11
    1.2. 4.2 Phương pháp: 11
    1.2.5. Quản lý đào tạo, phát triển công chức hành chính địa phương. 11
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG. 13
    2.1.Thực trạng đội ngũ công chức hành chính địa phương. 13
    2.1.1.Bộ máy hành chính địa phương. 13
    Sơ đồ bộ máy hành chính địa phương. 14
    2.1.2. Đội ngũ công chức hành chính địa phương. 14
    2.2.Thực trạng công tác đào tạo, phát triển công chức hành chính địa phương. 19
    2.3.Nguyên nhân. 25
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 29
    3.1. Mục tiêu và giải pháp của công tác đào tạo, phát triển công chức trong thời gian tới. 29
    3.1.1 Mục tiêu. 29
    3.1.2.Các giải pháp. 30
    3.2. Một số kiến nghị. 33
    KẾT LUẬN 35
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
     
Đang tải...