Chuyên Đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết – Quốc Oai –

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng và một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết – Quốc Oai – Hà TâyLỜI NÓI ĐẦU

    Sự phát triển hùng mạnh của nền kinh tế của một quốc gia là một trong những cơ sở quyết định sự ổn định của đất nước. Yêu cầu của sự phát triển luôn đòi hỏi một cơ cấu kinh tế hợp lý, xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, quan hệ giữa các vùng kinh tế lãnh thổ, quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Nhưng mối quan hệ này được biểu hiện cả về chất và số lượng, chúng luôn thay đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

    Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung trong đó có cơ cấu kinh tế nông thôn (KTNT) là một đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình vận động phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử. Chuyển đổi cơ cấu KTNT nhanh, đúng xu thế của thời đại phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia cho phép khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế, chính trị, xã hội để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Ngược lại, chuyển đổi cơ cấu KTNT chậm, không hợp lý, không những không phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng mà thậm chí mà còn cản trở tốc độ phát triển của nền kinh tế, hạn chế tiến trình chuyển biến nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.

    Là một quốc gia nông nghiệp, trình độ phát triển thấp, cơ cấu kinh tế chưa được hình thành một cách rõ nét. Trong bối cảnh chung của thế giới, với những thuận lợi cơ bản do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tạo ra, đòi hỏi phải có bước đột phá thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mới có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Thực hiện mục tiêu trên, Đại hội lần thứ VI Đảng nhân dân cách mạng đã xác định "Lấy chủ trương, chính sách xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ ngay từ đầu; coi nông - lâm nghiệp là cơ bản và lấy việc xây dựng công nghiệp chủ yếu làm trọng điểm; khuyến khích và phát triển mạnh ngành dịch vụ theo hướng từng bước hiện đại hoá”. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơ cấu KTNT bước đầu đã được hình thành, nhưng so với yêu cầu thì cơ cấu kinh tế đó chưa khai thác được nguồn lực bên trong và tiếp nhận những nguồn lực bên ngoài. Đây thực sự là một trở ngại lớn đối với quá trình chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở cộng hoà dân chủ nhân dân .
     
Đang tải...