Đồ Án Thực trạng và một số giải pháp Marketing-mix của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Anh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu


    Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

    Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp luôn nhận được sự khích lệ từ phía nhà nước và phải tự thân vận động để tồn tại và phát triển. Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp phải chú ý áp dụng các chiến lược liên hoàn để nhằm tạo tạo dựng xây dựng thị trường cho mình. Cùng một công cụ Marketing-mix nhưng mỗi doanh nghiệp lại có cách sử dụng khác nhau hợp với nguồn nội lực của doanh nghiệp nhằm tận dụng được nguồn lực của mình đưa đến kết quả tối ưu nhất. Có nhiều doanh nghiệp đã thành công nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã sai lầm trong việc áp dụng Marketing-mix để rồi đã phải chịu những hậu quả đáng tiếc. Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Anh là một doanh nghiệp trẻ mới gia nhập vào nền kinh tế nhưng đã có được nhiều thành công trong việc thu hút khách hàng và tạo dựng được thương hiệu của mình. Trần Anh đã tạo được sự chú ý trong vấn đề sử dụng các công cụ Marketing-mix để tạo dựng được sự thành công của mình. Có thể coi đây là điển hình trong số lớp trẻ doanh nghiệp ở Việt Nam đã thành công được trong một thời gian ngắn. Nhất là hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO – biển lớn kinh doanh của thế giới với những sự già dặn của các doanh nghiệp nước ngoài cùng với những sức mạnh kinh tế vững chắc đang muốn gia nhập thị trường kinh tế nước ta việc cạnh tranh tìm kiếm thị phần đang trở nên cấp bách hơn nữa.

    Đây chính là nguyên nhân để em thực hiện đề tài đề án môn học của mình : “Thực trạng và một số giải pháp Marketing-mix của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trần Anh “ nhằm tăng sự hiểu biết về Marketing-mix và đưa ra một số giải pháp có thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
    E xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Hiền và các thầy cô giáo bộ môn đã giúp đỡ để e hoàn thành được bài đề án này.


    MỤC LỤC
    Phần mở đầu 1
    Phần nội dung 3
    Chương 1 : Khái quát về Marketing-mix 3
    I. Khái niệm Marketing-mix 3
    1. P1 - Sản phẩm (Product): 3
    1.1 Định nghĩa 3
    1.2 Chính sách sản phẩm 3
    2. P2 - Giá bán (Price) 5
    2.1 Định nghĩa 5
    2.2 Chính sách giá 6
    3. P3 - Phân phối (Place) 7
    3.1 Định nghĩa 7
    3.2 Chính sách phân phối sản phẩm 8
    4. P4 - Khuyến mãi (Promotion): 9
    4.1 Định nghĩa 9
    4.2 Chính sách truyền thống và xúc tiến bán hàng 10
    II. Thị trường mục tiêu 12
    1.Cạnh tranh 12
    2. Thị trường mục tiêu 12
    Chương 2 : Thực trạng công ty Trần Anh 14
    I. Khái quát Trần Anh . 14
    1- Quá trình hình thành và phát triển: 14
    2. Mục tiêu phấn đấu của công ty: 14
    3- Định hướng phát triển của công ty: 15
    II. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến Trần Anh 15
    1. Môi trường văn hóa-xã hội. 15
    2. Môi trường chính trị-luật pháp. 16
    3. Môi trường kinh tế. 19
    4. Yếu tố công nghệ. 22
    III. Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị . 23
    IV. Thực trạng các chính sách Marketing-mix của Trần Anh. 24
    1. P1- Product ( Sản phẩm ) 24
    2. P2- Price (Giá cả ) 26
    3. P3 – Place (Phân phối) 26
    4. P4 - Promotion (Xúc tiến hỗn hợp) 27
    III. Đối thủ cạnh tranh 28
    Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 30
    1. Tăng cường việc bán hàng buổi tối 30
    2 . Tăng cường giá trị sử dụng cho khách hàng. 30
    3. Chuyển trực tiếp chi phí Marketing vào sản phẩm. 30
    4.Tăng cường số lượng điểm bán hàng và bảo hành của Trần Anh. 31
    5. Tăng cường thái độ phục vụ của Trần Anh. 31
    6. Đưa Trần Anh lên sàn giao dịch chứng khoán. 31
    Phần kết luận 32
    Tài liệu tham khảo 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...