Thạc Sĩ Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Só

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta hiện nay nông nghiệp đóng góp trên 40 % tổng thu nhập quốc dân, hàng năm nông nghiệp đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu các hàng hoá nông sản. Trong đó mặt hàng quả tươi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng. Phát triển sản xuất CAQ không những đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước nói chung, của nhân dân Thủ đô nói riêng mà còn tạo ra nguồn hoa quả hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Theo các kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế trồng CAQ thì trồng CAQ mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân; góp phần tăng giàu, giảm nghèo; thu hút được lao động, góp phần giải quyết việc làm, góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển nông nghiệp nông thôn. Phát triển sản xuất CAQ là một trong những phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội, của huyện Sóc Sơn trong những năm gần đây và những năm tiếp theo để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, nông nghiệp dịch vụ, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho nội thành, các khu đô thị, các khu công nghiệp và dịch vụ du lịch.
    Khuyến nông là đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân và các chủ trương chính sách về nông - lâm nghiệp nhằm giúp cho nông dân nắm được chủ trương chính sách về nông nghiệp đặc biệt là CAQ, những kiến thức về kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý kinh tế, thông tin về thị trường để nông dân có đủ khả năng giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.

    Huyện Sóc Sơn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất CAQ, tuy nhiên thu nhập và hiệu quả kinh tế chưa cao, bên cạnh đó còn có sự lạc hậu và nhiều vấn đề cần giải quyết. Vậy thực trạng khuyến nông phát triển sản xuất CAQ của huyện như thế nào? Vị trí, vai trò của nó? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn. Cần phải xem xét cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, cái gì mạnh, cái gì yếu từ đó có những giải pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, nhằm làm cho phát triển CAQ huyện Sóc Sơn phát triển nhanh và bền vững.
    Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn nhằm triển khai chiến lược phát triển sản xuất CAQ, phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


    2.1. Mục tiêu chung


    Trên cơ sở đánh giá thực trạng khuyến nông về tình hình sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Từ đó đề ra giải pháp khuyến nông phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện giúp huyện thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    2.2. Mục tiêu cụ thể



    - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề khuyến nông phát triển sản xuất CAQ.

    - Đánh giá thực trạng của khuyến nông trong sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
    - Đề ra định hướng và một số giải pháp khuyến nông nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

    3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Là các vấn đề khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ, các nông hộ, trang trại sản xuất cây ăn quả ở huyện Sóc Sơn, cộng đồng và các vùng nông thôn.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    - Về nội dung: Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ ở huyện Sóc Sơn.
    - Về không gian: Trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

    - Về thời gian: Từ năm 2006-2008.


    4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

    Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn, có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.

    5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

    Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 03 chương chính: Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu:
    Chương 2: Thực trạng hoạt động khuyến nông đối với phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
    Chương 3: Một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất

    CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.


    MỤC LỤC



    Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi Danh mục các bảng biểu vii Danh mục các hình ix
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

    4. Đóng góp mới của luận văn 3

    5. Bố cục của luận văn 4

    Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
    1.1.1. Khuyến nông và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp 5 nông thôn

    1.1.2. Ý nghĩa và đặc điểm phát triển sản xuất cây ăn quả 14

    1.1.3. Tình hình phát triển khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả trên thế giới 18

    1.1.4. Tình hình khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam 19

    1.2. Phương pháp nghiên cứu 25

    1.2.1. chọn điểm nghiên cứu 25

    1.2.2. Thu thập số liệu 26

    1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 31

    Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG PHÁT 35

    TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC

    SƠN


    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39
    2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Sóc Sơn 46
    2.1.4. Thuận lợi và khó khăn nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn 49 huyện Sóc Sơn
    2.2. THỰC TRẠNG KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN 52
    QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN
    2.2.1. Thực trạng mô hình sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 52
    2.2.2. Thực trạng các hoạt động khuyến nông đối với sản xuất cây ăn quả ở huyện 58
    Sóc Sơn
    2.2.3. Kết quả và hiệu quả khuyến nông trong phát triển cây ăn quả trên địa bàn 77

    huyện Sóc Sơn

    2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG KHÁC 85
    2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRONG HOẠT 86
    ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN
    2.5. ẢNH HưỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN 91
    XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN
    2.6. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRONG SẢN 94
    XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở HUYỆN SÓC SƠN
    2.6.1. Đánh giá kết quả đạt được 94

    2.6.2. Những tồn tại 94

    2.6.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại 95

    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NÔNG NHẮM 96
    PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

    3.1. Những định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển sản xuất cây ăn quả tại 96
    huyện Sóc Sơn
    3.2. Một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa 98 bàn huyện Sóc Sơn
    3.2.1. Đổi mới công tác tổ chức khuyến nông và đào tạo cán bộ khuyến nông 98

    3.2.2. Đổi mới nội dung hoạt động khuyến nông, chú trọng hoạt động khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả, tín dụng khuyến nông, khuyến nông với bảo vệ môi trường sinh thái
    3.2.3. Phương pháp khuyến nông sản xuất cây ăn quả và làm tốt công tác tuyên
    truyền sản xuất cây ăn quả

    3.2.4. Lịch gieo trồng và mức đầu tư sản xuất CAQ khuyến nông đưa ra khuyến 109

    cáo người dân huyện Sóc Sơn năm 2011
    3.2.5. Lập kế hoạch và đánh giá các chương trình khuyến nông sản xuất cây ăn quả 110

    3.2.6. Khuyến nông sản xuất cây ăn qủa và kinh tế thị trường, khuyến nông với công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn

    113

    3.2.7. Khuyến nông với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả 114

    3.2.8. Vận dụng tốt các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động khuyến nông phát triển sản xuất CAQ ở huyện Sóc Sơn
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    116

    1. Kết luận 118
    2. Kiến nghị 120
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Ký tự viết tắt Nghĩa
    1 PTNT Phát triển nông thôn
    2 TT Trung tâm
    3 ĐHNN Đại học Nông nghiệp
    4 PT Phát thanh
    5 TH Truyền hình
    6 CP Chính phủ
    7 KN Khuyến nông
    8 CAQ Cây ăn quả
    9 DTGT Diện tích gieo trồng
    10 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
    11 NLN Nông lâm nghiệp
    12 CN Công nghiệp
    13 KTCB Kiến thiết cơ bản
    14 KD Kinh doanh
    15 BVTV Bảo vệ thực vật

    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

    Bảng Tên bảng Trang
    1.1 Yêu cầu nhiệt độ, lượng mưa của một số loại cây ăn quả 16
    1.2 Yêu cầu về đất đai để trồng một số loại cây ăn quả 17
    1.3 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả trên Thế giới 19
    1.4 Diện tích, sản lượng một số loại cây ăn quả của Việt Nam 22
    2.1 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn huyện Sóc Sơn 37
    2.2 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Sóc Sơn năm 2006- 2008 40
    2.3 Tình hình dân số và lao động huyện Sóc Sơn (2006-2008) 43
    2.4 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Sóc Sơn (06-08) 47
    2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng một số mô hình cây ăn quả trên địa bàn

    huyện Sóc Sơn 2006-2008
    53
    2.6 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mô hình vải 54
    2.7 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mô hình nhãn 55
    2.8 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mô hình bưởi diễn 56
    2.9 Các hoạt động khuyến nông trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn

    huyện Sóc Sơn
    63
    2.10 Lịch gieo trồng, định mức đầu tư khuyến nông hướng dẫn người dân sản

    xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2008
    71
    2.11 Diện tích, cơ cấu cây ăn quả của huyện Sóc Sơn năm 2008 78
    2.12 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính phát triển 2006-

    2008 của huyện Sóc Sơn
    80
    2.13 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha một số cây ăn quả từng loại năm 2008

    huyện Sóc Sơn
    82
    2.14 Hiệu quả kinh tế 1ha của một số cây ăn quả chính trên địa bàn huyện

    Sóc Sơn năm 2008
    84
    2.15 Thu nhập từ các cây trồng xen trên 1 ha canh tác CAQ trong thời kỳ

    KTCB
    87
    2.16 Hiệu quả kinh tế của 1 ha mô hình CAQ thời kỳ kinh doanh trên địa bàn

    huyện Sóc Sơn năm 2008
    89
    2.17 So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất 1 ha cây ăn quả 91
    so với 1 ha một số cây trồng khác
    2.18 Kết quả hàm sản xuất CD 92
    3.1 Dự kiến các hoạt động khuyến nông trong sản xuất CAQ trên địa bàn

    huyện Sóc Sơn năm 2009-2011
    102
    3.2 Lịch gieo trồng, định mức đầu tư khuyến nông hướng dẫn người dân sản

    xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2011
    109
    3.3 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính năm

    2009-2011 của huyện Sóc Sơn
    111
    3.4 Dự kiến định mức chi phí sản xuất CAQ khuyến nông hướng dẫn người

    sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
    112


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình Tên hình Trang
    1.1 Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 21
    2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2006 47
    2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2007 47
    2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2008 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...