Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A: Đặt vấn đề
    1. Lí do chọn đề tài:
    Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp (DN) là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh doanh của mình. Một trong những chiến lược mũi nhọn của các DN là tập trung vào khâu bán hàng. Như vậy sự quan tâm hàng đầu của các DN là làm thế nào để hàng hoá của mình được chấp nhận và tiêu thụ với khối lượng lớn trên thị trường, đảm bảo DN làm ăn có lãi.
    Đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh thương mại. Để có quá trình phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh (KQKD) thì họ phải trải qua một khâu cực kỳ quan trọng đó là khâu tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ là một giai đoạn không thể thiếu trong mỗi chu kỳ kinh doanh và chỉ giải quyết tốt được khâu tiêu thụ thì DN mới thực sự thực hiện được chức năng của mình là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
    Bên cạnh việc tổ chức kế hoạch tiêu thụ hàng hoá một cách hợp lý. Để biết được DN làm ăn có lãi hay không thì phải nhờ đến kế toán phân tích doanh thu và xác định KQKD. Vì thế việc hạch toán doanh thu và xác định KQKD trong DN có vai trò rất quan trọng. Kế toán phân tích doanh thu và xác định KQKD là một trong những thành phần chủ yếu của kế toán DN, đưa ra những thông tin kinh tế một cách nhanh nhất và có độ tin cậy cao, đặc biệt là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, mỗi DN đều tận dụng hết những năng lực sẵn có nhằm tăng lợi nhuận, củng cố mở rộng thị phần của mình trên thị trường.
    Kế toán là công cụ rất đắc lực trong việc thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cho các nhà quản lý. Nó vẽ ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN, từ đó các nhà quản lý sẽ có những đánh giá, nhìn nhận đúng đắn về thực chất công tác quản lý điều hành, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình, để đưa ra những giải pháp, chiến lược kinh doanh mới, phù hợp và có hiệu quả hơn.
    Với vai trò quan trọng như vậy của hạch toán kế toán nói chung thì bộ phận kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) chiếm một vị trí không nhỏ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp DN tìm ra những hạn chế cần khắc phục và phát huy những nhân tố tích cực để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các chủng loại, mở rộng thị trường, áp dụng rộng rãi các phương thức bán hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá, tạo điều kiện để HĐSXKD diễn ra liên tục, việc thu hồi vốn được nhanh chóng, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DN.
    Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH Dược An Khang, tôi thấy, nhìn chung Công ty tổ chức tốt kế toán bán hàng và xác định KQKD, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục, như: việc ghi chép về bán hàng chưa đầy đủ, phân loại hàng hoá chưa hợp lí, . Từ những vấn đề lý luận và thực tế trên tôi chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dược An Khang” làm khoá luận tốt nghiệp của mình .
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định KQKD, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức kế toán bán hàng và xác định KQKD tại Công ty TNHH Dược An Khang.
    - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hơn trong kế toán bán hàng và xác định KQKD ở Công ty TNHH Dược An Khang.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Kế toán bán hàng và xác định KQKD tại Công ty TNHH Dược An Khang.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Kế toán bán hàng và xác định KQKD tại Công ty TNHH Dược An Khang niên độ kế toán 2009.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: tham khảo các tài liệu, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành,
    - Phương pháp kế toán:
    + Phương pháp chứng từ kế toán: Dùng để thu nhận thông tin.
    + Phương pháp tài khoản kế toán: Dùng để hệ thống hoá thông tin.
    + Phương pháp tính giá: Dùng để xác định, kiểm tra giá trị tài sản.
    + Phương pháp Tổng hợp - cân đối kế toán: Dùng để tổng hợp số
    liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết.
    - Phương pháp phân tích đánh giá: Tìm hiểu thực trạng của đơn vị, từ đó phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về đơn vị.
    - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Sử dụng các phiếu điều tra về vấn đề cần được tham khảo, sau đó tổng hợp kết quả. Hoặc có thể trực tiếp hỏi đối tượng mình cần khai thác thông tin.
    6. Kết cấu khoá luận.
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài bao gồm 3 chương sau:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại
    Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dược An Khang
    Chương 3: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dược An Khang.



    Mục lục

    Nội dung Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cám ơn
    Mục lục
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các sơ đồ
    Danh mục viết tắt
    A - Đặt vấn đề
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Đối tượng nghiên cứu
    4. Phạm vi nghiên cứu
    5. Đối tượng nghiên cứu
    6. Phương pháp nghiên cứu
    7. Kết cấu khoá luận
    B – Nội dung và kết quả nghiên cứu
    Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại
    1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng
    1.1.1. Khái niệm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
    1.1.2.Yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả KD
    1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả KD
    1.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
    1.2.1.Các phương thức bán hàng
    1.2.1.1. Phương thức bán hàng trực tiếp
    1.2.1.2.Phương thức bán hàng gửi hàng
    1.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
    1.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ DT
    1.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng
    1.2.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
    1.2.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
    1.2.4.1. Kế toán chi phí bán hàng
    1.2.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
    1.2.5. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
    1.2.5.1. Kế toán chi phí tài chính
    1.2.5.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
    1.2.6. Kế toán chi phí và thu nhập khác
    1.2.6.1. Kế toán chi phí khác
    1.2.6.2. Kế toán thu nhập khác
    1.2.7. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
    1.2.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
    1.3.Tổ chức sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả KD
    1.3.1.Hình thức kế toán Nhật ký chung
    1.3.2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
    1.3.3. Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái
    1.3.4. Hình thức kế toán máy
    Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Dược An Khang
    2.1. Tổng quan về công ty TNHH Dược An Khang
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
    2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
    2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty
    2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
    2.1.4.2. Các chính sách kế toán mà Công ty áp dụng
    2.1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
    2.1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
    2.1.4.5. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
    2.1.4.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
    2.2. Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dược An Khang
    2.2.1. Đặc điểm hàng hoá và phương thức bán hàng của Công ty
    2.2.1.1. Đặc điểm của hàng hoá và thị trường
    2.2.1.2. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá của Công ty
    2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán
    2.2.2.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán
    2.2.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng
    2.2.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng
    2.2.2.4. Quy trình xử lý nghiệp vụ
    2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ
    2.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng
    2.2.3.1.1.Chứng từ kế toán sử dụng
    2.2.3.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng
    2.2.3.1.3. Quy trình xử lý nghiệp vụ
    2.2.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
    2.2.3.2.1. Kế toán chiết khấu thương mại
    2.2.3.2.2. Kế toán giảm giá hàng bán
    2.2.3.2.3. Kế toán hàng bán bị trả lại
    2.2.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
    2.2.4.1. Kế toán chi phí bán hàng
    2.2.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
    2.2.5. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
    2.2.5.1 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
    2.2.5.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
    2.2.6. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
    2.2.7. Kế toán xác định KQKD tại công ty TNHH Dược An Khang
    2.2.7.1. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
    2.2.7.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính
    2.2.7.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
    2.3. Đánh giá chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dược An Khang
    2.3.1. Những ưu điểm
    2.3.2. Một số hạn chế
    Chương 3: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Dược An Khang
    3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện
    3.2. Phương hướng hoàn thiện
    3.3. Một số giải pháp hoàn thiện
    c. kết luận và khuyến nghị
    Tài liệu tham khảo




    Danh mục các bảng biểu

    Trang
    Chương 1
    Biểu 1.1
    Chương 2
    Biểu 2.1
    Biểu 2.2
    Biểu 2.3
    Biểu 2.4
    Biểu 2.5
    Biểu 2.6
    Biểu 2.7
    Biểu 2.8
    Biểu 2.9
    Biểu 2.10
    Biểu 2.11
    Biểu 2.12
    Biểu 2.13
    Biểu 2.14
    Biểu 2.15
    Biểu 2.16
    Biểu2.17
    Biểu 2.18
    Chương 3
    Biểu 3.1
    Biểu 3.2
    Biểu 3.3

    Danh mục các sơ đồ

    Trang
    Chương 1

    Sơ đồ 1.1
    Sơ đồ 1.2
    Sơ đồ 1.3
    Sơ đồ 1.4
    Sơ đồ 1.5
    Sơ đồ 1.6
    Sơ đồ 1.7
    Sơ đồ 1.8
    Sơ đồ 1.9
    Sơ đồ 1.10
    Sơ đồ 1.11
    Sơ đồ 1.12
    Chương 2
    Sơ đồ 2.1
    Sơ đồ 2.2
    Sơ đồ 2.3
    Sơ đồ 2.4
    Sơ đồ 2.5
    Sơ đồ 2.6
    Sơ đồ 2.7


    Danh mục viết tắt


    DN Doanh nghiệp
    CKTM Chiết khấu thương mại
    GGHB Giảm giá hàng bán
    HBBTL Hàng bán bị trả lại
    CP Chi phí
    DT Doanh thu
    TC Tài chính
    QLDN Quản lý doanh nghiệp
    TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    ĐVT Đơn vị tính
    GTGT Giá trị gia tăng
    KKTX Kê khai thường xuyên
    KKĐK Kiểm kê định kỳ
    NSNN Ngân sách nhà nước
    NK Nhập khẩu
    TSCĐ Tài sản cố định
    XĐ Xác định
    KQ Kết quả
    SXKD Sản xuất kinh doanh
    XK Xuất khẩu
    TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
    TK Tài khoản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...