Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Vi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM . 3
    1.1 Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu. 3
    1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa. 3
    1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 3
    1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 5
    1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp. 5
    1.2.2 Xuất khẩu ủy thác. 5
    1.2.3 Buôn bán đối lưu. 6
    1.2.4 Gia công quốc tế. 7
    1.2.5 Tái xuất khẩu. 7
    1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ. 8
    1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu. 8
    1.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng. 8
    1.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng. 9
    1.3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 9
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 11
    1.4.1 Môi trường vĩ mô. 11
    1.4.2 Môi trường vi mô. 13
    1.4.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp. 14
    1.5 Khái quát về ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 14
    1.5.1 Một số khái niệm cơ bản. 14
    1.5.2 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ. 15
    1.5.3 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 16
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI. 17
    2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 17
    2.1.1 Tình hình sản xuất 17
    2.1.2 Tình hình xuất khẩu. 17
    2.2 Công ty hàng thủ công Việt Nam Mai 19
    2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 19
    2.2.2 Sứ mệnh và các hoạt động chính của Mai 20
    2.2.3 Cơ cấu tổ chức. 22
    2.2.4 Các cơ sở sản xuất trực thuộc. 23
    2.2.5 Thị trường của công ty Mai 24
    2.2.6 Chiến lược phát triển của công ty. 26
    2.3 Hoạt động kinh doanh tại công ty Hàng Thủ Công Việt Nam Mai trong thời gian vừa qua 27
    2.3.1 Tóm tắt quy trình hoạt động tại công ty. 27
    2.3.2 Tình hình hoạt động của công ty Mai trong thời gian gần đây. 28
    2.3.3 Phân tích chung tình hình hoạt động của công ty. 30
    2.3.4 Tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty Mai từ năm 2007- 2009. 31
    2.3.5 Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng. 40
    2.4 So sánh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Mai với toàn ngành 47
    2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Mai 48
    2.5.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 48
    2.5.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô. 51
    2.5.3 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp. 57
    2.6 Nhận dịnh chung về tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Mai 59
    2.6.1 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Mai 59
    2.6.2 Nhận định về môi trường xuất khẩu của công ty Mai 61
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI. 64
    3.1 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai 64
    3.1.1 Giải pháp nghiên cứu và mở rộng thị trường. 64
    3.1.2 Đa dạng hóa các sản phẩm 65
    3.1.3 Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm 66
    3.1.4 Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu 66
    3.1.5 Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng. 67
    3.1.6 Giải pháp về hình thức và phương thức xuất khẩu. 67
    3.2 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước. 68
    3.2.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, bến bãi 68
    3.2.2 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. 69
    3.2.3 Chính sách hỗ trợ sản xuất ngành hàng Thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam 69
    3.2.4 Kiến nghị về nguồn nguyên liệu sản xuất 70
    3.2.5 Các vấn đề về vốn. 70
    3.2.6 Vấn đề trả lương người lao động. 70
    KẾT LUẬN 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc xuất khẩu hàng hoá được Nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu phát triển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, thủ công mỹ nghệ tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn song đây lại là ngành đem về giá trị thăng dư cao nhất, đồng thời cũng tận dụng rất tốt nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào trong nước phục vụ cho quá trình sản xuất. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 163 quốc gia trên thế giới với doanh thu năm 2010 dự kiến đạt 1.5 tỷ USD, góp phần tích cực vào nỗ lực giảm nhập siêu của cả nước.
    Công ty TNHH Hàng thủ công Việt Nam Mai là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với thị trường chủ yếu là khu vực Châu Âu. Trong quá trình hoạt động của mình, Mai đã nỗ lực xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, trẻ trung, đồng thời cũng tham gia vào một số tổ chức thương mại mà điển hình là Fair Trade. Cũng thông qua tổ chức này, Mai thực hiện những hoạt động mang tính xã hội đối với các cơ sở sản xuất cũng như những địa phương còn gặp khó khăn nhằm chung tay xây dựng một xã hội nhân văn. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của Mai cũng chịu sự chi phối rất nhiều từ các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi ở Mai sự cố gắng rất lớn từ các thành viên trong công ty nhằm đưa Mai ngày một thành công hơn trên con đường ngoại thương.
    Từ những điều được chứng kiến đó, kết hợp với vốn kiến thức trong trường Đại Học, em đã quyết định thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình với nội dung: “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai”.

    I/ Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài này được thực hiện với mục tiêu thu được những kết quả, những đánh giá trên cả 2 phương diện: Kiến thức và thực tiễn
    1/ Về mặt kiến thức:
    Qua các số liệu thu được từ công ty Mai, em muốn hệ thống lại một lần nữa những kiến thức đã học và khả năng áp dụng của chúng trong thực tế.

    2/ Về mặt thực tiễn:
    Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty một cách khách quan, các yếu tố gần, xa ảnh hưởng đến công ty và cách ứng phó với các yếu tố đó mà công ty Mai đã, đang thực hiện, và sau cùng là đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp của riêng cá nhân em về những vấn đề của công ty cũng như của các cơ quan Nhà nước, nhằm góp một chút công sức trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Mai.

    II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1/ Đối tượng:
    Đề tài trên đi sâu vào phân tích các đối tượng thuộc về nhóm hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của công ty Mai và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong một số năm gần đây.
    2/ Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi nội dung: nội dung của đề tài nhằm phân tích các số liệu phản ánh một phần kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mai và chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2009.
    - Phạm vi không gian: các số liệu, dẫn chứng được cung cấp bởi các bộ phận, của công ty Mai, đó là bộ phận kinh doanh, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận nhân sự và bộ phận kế toán.
    III/ Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai” được thực hiện với hai phương pháp sau:
    Ø Phương pháp khảo sát thực tế thông qua so sánh số liệu giữa các năm.
    Ø Phương pháp thống kê, tổng hợp.
    Đề tài nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn, của các anh, chị, thuộc các bộ phận của công ty Mai và đảm bảo tính trung thực, chính xác.

    IV/ Kết cấu của đề tài
    Đề tài trên được thực hiện bao gồm các phần sau:
    Ø Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu và ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
    Ø Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.
    Ø Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.

    Không ngoài mục đích tìm hiểu, phân tích môi trường hoạt động kinh doanh thực tế, đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai” đã phần nào lột tả được những vấn đề đang diễn ra tại công ty, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực tác động đến công ty. Cùng với đó, em cũng xin đưa ra một số ý kiến của mình về các giải pháp xây dựng công ty. Nhưng do thời gian thực tập có giới hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, mặt khác, lượng kiến thức, hiểu biết thu được trong quá trình học tập là chưa thật sự đầy đủ, nên việc phân tích không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự lượng thứ và những lời nhận xét, đóng góp từ phía nhà trường cũng như từ phía công ty Mai để đề tài này được hoàn thiện, và có khả năng áp dụng vào thực tế, đem lại lợi ích cho công ty Mai nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

    1.1 Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu
    1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
    - Kể từ khi nền sản xuất hàng hóa ra đời, con người đã có nhu cầu trao đổi buôn bán với nhau, và đó là tiền đề cho việc xuất khẩu. Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

    - Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

    - Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.

    - Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài hàng năm. Đồng thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

    1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
    1.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
    Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn chúng ta phải có nguồn vốn đủ lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại và tiên tiến. Khai thác tốt tiềm năng của từng quốc gia nhất là lĩnh vực có lợi thế so sánh.

    Thứ hai: Xuất khẩu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh sản xuất.
    Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình vì vậy quá trình sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Những ngành sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ tốt cho thị trường các nước, sẽ phát triển mạnh mẽ. Những ngành nào không thích ứng sẽ bị đào thải. Như vậy, xuất khẩu có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...