Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Vùng ĐBSH là vùng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội như: Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng đã hình thành trung tâm đầu não chính trị của nhà nước, cơ quan điều hành của các Tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai của quốc gia. Có thể nói vùng ĐBSH có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhất cả nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của vùng lại thua xa vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên do năng lực cũng như trình độ lý luận của bản thân còn thấp nên em chỉ nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế của vùng ĐBSH nhằm đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế của vùng.
    Xuất phát từ thực tế nêu trên nên khi đi thực tập tốt nghiệp em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng”
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Đánh giá thực trạng kinh tế vùng ĐBSH
    - Đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài này nghiên cứu các vấn đề tiềm năng, hạn chế, đánh giá thực trạng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi không gian
    Đề tài được tiến hành trên vùng Đồng bằng sông Hồng
    - Phạm vi thời gian
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
    Xuất phát từ quan điểm sự vật luôn luôn vận động và phát triển, các hiện tượng, các quá trình hoạt động của các sự vật đều có liên quan đến nhau và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phương pháp này giúp cho việc xem xét, phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế cơ bản trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Qua phương pháp này chúng ta xem xét hoạt động kinh tếtrong mối quan hệ với các hoạt động khác.
    4.2. Phương pháp thu thập số liệu
    Đề tài này sử dụng những số liệu liên quan tới quá trình nghiên cứu đề tài mà đã được chính thức công bố ở các cấp, ngành, Cụ thể, những nguồn số liệu này được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
    - Phương pháp toán: khoá luận chủ yếu dùng phương pháp này để tính toán số liệu, các kết quả tính toán đều được thực hiện trên excel.
    - Phương pháp thống kê: khoá luận sử dụng phương pháp này để nêu ra các vấn đề cần được phân tích, đánh giá.
    - Phương pháp bình quân: khoá luận sử dụng phương pháp này trong phân tích tốc độ tăng trưởng.
    4.4. Phương pháp so sánh
    Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, giữa các ngành kinh tế ) để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện nghiên cứu giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.

    4. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương:
    -Chương I: Lý luận chung về phát triển kinh tế
    -Chương II: Thực trạng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
    -Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng



    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1
    1.1. Khái niệm vùng 1
    1.2. Vùng kinh tế 2
    1.3. Cở sở lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế 3
    1.3.1. Các quan niệm, khái niệm tăng trưởng kinh tế 3
    1.3.2. phát triển kinh tế 12
    1.3.3. phát triển bền vững 18
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 21
    2.1. Những hạn chế khó khăn của vùng ĐBSH 22
    2.1.1. Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giải quyết việc làm lớn 22
    2.1.2. Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ điều kiện để phát triển nhanh và hiệu quả cao 23
    2.1.3. Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất phát triển chưa cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp 26
    2.1.4. Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng còn tồn tại nhiều bất hợp lý 27
    2.1.5. tâm lý phát triển chưa hình thành rõ nét và phát huy tác dụng 29
    2.1.6. Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc 29
    2.2. Tiềm năng và lợi thế của vùng ĐBSH 30
    2.2.1. Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển khá hơn so với nhiều vùng trong cả nước 30
    2.2.2. Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi dào và tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng 31
    2.2.3. Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển 32
    2.2.4. Vùng ĐBSH có một hệ thống đô thị và các cơ sở tương đối mạnh 33
    2.3. Thực trạng phát triển kinh tế vùng ĐBSH thời kỳ 2000- 2008 34
    2.3.1. kinh tế 34
    2.3.2. xã hội 63
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 67
    3.1. Một số biện pháp phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng ĐBSH 67
    3.1.1 Phối hợp trong huy động vốn đầu tư phát triển 67
    3.1.2. Phối hợp trong phát triển đào tạo sử dụng lao động 67
    3.1.3. Phối hợp trong rà soát, sửa đổi, bổ xung và ban hành thực hiện cơ chế chính sách tài chính, chính sách đầu tư, cơ chế bù và giải phóng mặt bằng 68
    3.1.4. Phối hợp trong việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin vùng 68
    3.1.5. phối hợp trong việc hình thành các tour du lịch vùng ĐBSH 69
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH 69
    3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 69
    3.2.2. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh 69
    3.3.3. Giải pháp về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực 72
    3.2.4. Giải pháp về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ 73
    3.2.5. Giải pháp về sử dụng hợp lý tài nguyên đất 74
    3.2.6. Giải pháp về cải cách hành chính 75
     
Đang tải...