Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài :
    Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một nghành dịch vụ quan trọng ,chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại. Những năm trước đây, nhất là từ khi đất nước thống nhất, công ty du lịch công đoàn Việt Nam ( VTUT Co) đã tổ chức cho công nhân viên chức và người lao động đi nghỉ ngơi, tham qua du lịch mỗi năm một nhiều. Đi theo tuyến du lịch công đoàn, khách du lịch có thể tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các công trình kinh tế, văn hoá của đất nước và trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động công đoàn, những kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành các hoạt động phục vụ đoàn viên và lao động du lịch ở bnước ngoài và đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam theo con đường hợp tác và trao đổi du lịch.
    Tuy nhiên, công tác tổ chức và phục vụ tham quan du lịch vẫn chủ yếu mang tính kiêm nhiệm và bao cấp. Đối với phục vụ chủ yếu là công nhân viên chức, những người lao động có thành tích trong lao động sản xuất được lựa chọn một cách công khai và được hưởng các chế độ ưu đãi của cơ quan xí nghiệp hay ng ân sách bảo hiễm xã hội.
    Khi chuyển sang kinh doanh trong cơ chế thị trường điều này đã làm cho công ty gặp không ít khó khăn.
    Thứ nhất : Công ty chưa quen với việc tổ chức và phục vụ tham quan du lịch với tư cách là một hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công tác tổ chức phục vụ còn mang tính chất trì trệ, nhất là về hệ thống nhà nghỉ và chất lượng phục vụ.
    Thứ hai : nếu như trước kia, nguồn khách quốc tế đến với công ty chủ yếu là do việc ký kết hợp đồng với các liên đoàn lao động của các nước xã hội chủ nghĩa ( chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô cũ ) thì giờ đâykể từ khi Liên Xô tan rã, nguồn khách này không còn duy trì ổn định như trước nữa, thêm vào đó việc đưa người Việt Nam sang các nước này cũng gặp nhiều khó khăn
    Thứ ba : Nhận thức được kinh doanh du lịch là một trong các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao vơí chi phí thấp hơn nhiều so với hiệu quả mang lại, không ít các công ty, xí nghiệp thuộc các ngành, ban chức năng khác nhau kể cả khu vực Nhà nước và tư nhân đã xâm nhập vào thị trường kinh doanh du lịch, khai thác một cách tối đa những lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh này.
    Đứng trước những khó khăn trên, hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng của công ty du lịch công đoàn Việt Nam (nay là công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế) cần phải nhận thức lại công việc đầy triển vọng nhưng lại đang thực hiện thiếu hiệu quả của mình. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.








    Mục lục
    Trang
    Lời mở đầu 1
    Chương I. Lý luận chung về du lịch quốc tế và hiệu quả trong kinh doanh du lịch quốc tế. 4
    I. Lý luận chung vê du lịch quốc tế. 4
    1. Khái niệm về du lịch. 4
    2. Khái niệm về du lịch quốc tế: 5
    3. Phân loại du lịch quốc tế. 6
    4. Vai trò của du lịch quốc tế. 7
    4.1 Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước. 7
    4.2 Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch. 8
    4.3 Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư: 8
    4.4 Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà. 9
    4.5 Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. 9
    5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dulịch quốc tế. 9
    6. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới. 12
    6.1. Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế. 12
    6.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của một số nước trên thế giới. 13
    II. Khái luận về hiệu quả trong kinh doanh du lịch quốc tế. 23
    1. Khái niệm và nội dung kinh doanh du lịch quốc tế. 23
    1.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. 24
    2. Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh. 25
    2.1. Khái niệm. 25
    2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế. 26
    2.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế. 27
    3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế . 29
    4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh du lịch Quốc tế : 32
    4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp : 32
    4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp : 33


    Chương II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế (TIC). 36
    I.Vài nét về Công ty TIC. 36
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TIC . 36
    2. Cơ cấu tổ chức của trụ sở công ty tại Hà nội 40
    3. Vị trí và vai trò của phòng du lịch quốc tế trong Công ty TIC-Hà nội. 43
    4. Điều kiện kinh doanh của phòng Du lịch quốc tế. 44
    II. Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty tic Hà Nội. 54
    1.Tình hình kinh doanh du lịch trên thế giới trong những năm qua. 54
    2.Tình hình kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong những năm qua. 57
    3.Đánh giá chung về hoạt động và hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại Công ty TIC trong thời gian qua. 69


    Chương III. Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại Công ty TIC 72
    I. Phương hướng mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch taị Công ty TIC. 72
    1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt nam 72
    2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty TIC trong thời gian tới. 73
    II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại Công ty TIC. 74
    1. Giải pháp đối với công ty. 74
    1.1. Xây dựng lại cơ cấu tổ chức của phòng du lịch quốc tế . 75
    1.2. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, khai thác và mở rộng thị trường. 78
    1.3.Vận dụng linh hoạt chính sách marketing hỗn hợp. 80
    1.3.1. Chính sách sản phẩm : 80
    1.3.2. Chính sách giá cả : 82
    1.3.3. Chính sách phân phối : 82
    1.4. Tăng cường mối liên hệ trực tiếp với các phòng ban, chi nhánh của công ty. 83
    1.5. Tăng cường bổ sung nguồn nhân lực trong phòng. Xây dựng các chính sách tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực. 84
    1.6. Tiến hành tham gia liên doanh liên kết trong kinh doanh du lịch. 86
    2. Một số kiến nghị đối với nhà nước. 86
    2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng: 86
    2.2. Cải tiến lại các phương pháp quản lý hành chính. 87
    2.3. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 88


    Kết luận . 90
    Danh mục tài liệu tham khảo 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...