Luận Văn Thực trạng và một số giải pháp cải thiện tình hình nhân sự và tiền lương ở công ty cổ phần dịch vụ k

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Nhận xét của đơn vị thực tập
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh sách các bảng sử dụng
    Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh
    Lời mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục tiêu đề tài
    3. Phương pháp nghiên cứu
    4. Phạm vi nghiên cứu
    5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề
    Trang

    Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1
    1.1. Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực 1
    1.1.1. Khái niệm 1
    1.1.2. Vai trò và chức năng . 1
    1.2. Nội dung của quản trị nhân sự 3
    1.2.1. Tuyển dụng nhân sự 3
    1.2.1.1. Nguồn tuyển dụng 3
    1.2.1.2. Nội dung của tuyển dụng nhân sự 5
    1.2.2. Đào tạo và phát triển nhân sự . 7
    1.2.2.1. Đào tạo nhân sự 7
    1.2.2.2. Phát triển nhân sự . 9
    1.2.3. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự . 9
    1.2.3.1. Đánh giá thành tích công tác . 9
    1.2.3.2. Đãi ngộ nhân sự 11
    1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự 14
    1.2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự . 14
    1.2.4.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự . 18
    1.3. Khái niệm tiền lương 19
    1.4. Bản chất, vai trò, chức năng của tiền lương trong nền kinh tế . 19
    1.4.1. Bản chất của tiền lương 19
    1.4.2. Vai trò của tiền lương 20
    1.4.3. Chức năng của tiền lương . 20
    1.5. Các hình thức trả lương 21
    1.5.1. Trả lương theo thời gian 21
    1.5.2. Trả lương theo sản phẩm 21
    1.5.3. Các hình thức trả lương khác . 24

    Chương 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG . 25
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông 25
    2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 26
    2.2.1. Chức năng . 26
    2.2.2. Nhiệm vụ . 27
    2.2.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển . 27
    2.3. Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp . 28
    2.4. Quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty 30
    2.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty . 32
    2.5.1 Sơ đồ tổ chức . 32
    2.5.2. Phân công, phân nhiệm của từng chức danh 32
    2.5.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông 34
    2.6. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây
    2.6.1. Diện tích nhà xưởng 34
    2.6.2. Tình hình tài chính của công ty trong 2 năm (2008-2009) . 35
    2.7. Bảng đánh giá chất lượng công tác của các CB-CNV trong công ty 35
    2.7.1. Quá trình thực hiện khảo sát 35
    2.7.1. Kết quả khảo sát 36
    2.7.2. Ý nghĩa 36
    2.8. Quá trình đánh giá về tình hình nhân sự của các CB-CNV của công ty . 37
    2.8.1. Thực hiện đánh giá nội bộ 37
    2.8.2. Ý nghĩa 38

    Chương 3: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHÂN SỰ – TIỀN LƯƠNG
    3.1. Tình hình nhân sự của công ty trong năm 2009 39
    3.1.1. Tình hình sử dụng lao động của công ty trong năm 2009 39
    3.1.2. Cơ cấu nhân sự của công ty 40
    3.2. Chính sách lương . 41
    3.2.1. Nguyên tắc trả lương . 41
    3.2.2. Cách tính lương 42
    3.3. Chính sách phụ cấp 45
    3.4. Chính sách khen thưởng . 49
    3.5. Phúc lợi tập thể và các khoản trích nộp của người lao động 50
    3.5.1. Phúc lợi tập thể 50
    3.5.2. Bảo hiểm xã hội . 50

    Chương 4: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 52
    4.1. Nhận xét . 52
    4.1.1. Nhận xét về ưu – nhược điểm của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông 52
    4.1.2. Nhận xét chung về toàn bộ công ty (qua chương 2) . 53
    4.1.3. Nhận xét về thực trạng hệ thống nhân sự – tiền lương của Công ty (qua chương 3) 53
    4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhân sự – tiền lương của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông 54

    KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo


    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài

    Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, các Công ty ra đời ngày càng nhiều, với hình thức sở hữu đan xen nhau với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đầy biến động. Vì thế, các Công ty nhà nước cũng dần dần chuyển sang cơ chế Công ty cổ phần.

    Làm thế nào để đứng vững trên thị trường đầy biến động? Là câu hỏi không riêng của một công ty thuộc sở hữu nào. Cải tiến may móc hay thiết bị quảng cáo – tiếp thị hay bao nhiêu câu trả lời, cuối cùng đều cho rằng một trong những yếu tố quan trọng đó chính là nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao dưới sự lãnh đạo của một bộ máy quản lý có hệ thống quản lý khoa học chặt chẽ là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với công ty sản xuất kinh doanh.

    Để làm được điều này, các Công ty cần phải làm gì? Tiền lương là yếu tố mà người lao động quan tâm. Vậy làm thế nào để có chính sách chi trả lương vừa hợp lý để đáp ứng được nhu cầu vật chất tinh thần cho người lao động mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận cao. Hy vọng báo cáo thực tập này sẽ làm rõ một số vấn đề trên ở Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông nói riêng và các Công ty khác nói chung.

    Do thời gian thực tập ngắn và qui mô hoạt động của công ty khá rộng với nhiều phòng ban nên tôi xin tìm hiểu một mảng cơ cấu hệ thống nhân sự và tiền lương ở Công ty. Thêm vào đó, đây là lần đầu tiếp xúc với thực tế nên trong quá trình viết báo cáo có nhiều điều thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo của Quý Thầy Cô và Cán Bộ Công Nhân Viên của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Luận văn dựa trên nền tảng kiến thức về kế toán quản trị đã được đào tạo ở bậc cao học để đi vào tìm hiểu thực trạng của công tác kế toán quản trị tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông nhằm:
    - Hoàn thiện và thể hiện tầm quan trọng của công tác quản trị nhân sự, sự ảnh hưởng của quản trị nhân sự đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế thế giới.
    - Đưa ra các nguyên tắc ứng dụng của tiền lương nhằm phaûn aùnh nguoàn taøi chính vaø thöïc traïng cuûa doanh nghiệp, áp dụng các nguyên tắc kế toán của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hệ thống kế toán và nhân sự của một doanh nghiệp cụ thể đó là công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông. Đây là một công ty cổ phần có quy mô lớn, đa dạng các trang thiết bị, bộ máy kế toán được trang bị phần mềm hỗ trợ hiện đại. Luận văn sẽ ứng dụng nhân sự và kế toán quản trị trong việc đánh giá tình hình hoạt động của công ty này.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu thực tiễn và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

    5. Bố cục của luận văn

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm:
    Chương 1: Phương pháp luận về quản trị nhân sự và tiền lương trong doanh nghiệp.
    Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông.
    Chương 3: Phân tích thực trạng hệ thống nhân sự - tiền lương của công ty.
    Chương 4: Một số đề suất nhằm hoàn thiện hệ thống nhân sự - tiền lương của công ty.


    Chương 1:
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
    1.1. Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực:
    1.1.1. Khái niệm:
    v Quản trị doanh nghiệp được hiểu là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu xác định thông qua sự nỗ lực của người khác trong cùng một tổ chức.
    v Quản trị doanh nghiệp là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề.
    v Quản trị doanh nghiệp là một khoa học: mọi hoạt động quản trị doanh nghiệp đầu có một nội dung là nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả nhất. Đó là một môn khoa học bao gồm những kiến thức cơ bản giúp những người trong cương vị quản lý phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
    v Quản trị doanh nghiệp là một nghệ thuật: là khoa học về quản lý con người với các tình huống cụ thể mà không phải ai cũng biết vận dụng thích hợp trong điều kiện doanh nghiệp của mình. Sự thành công của nó không chỉ phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, tài năng kinh doanh của nhà quản lý mà đôi khi cần cả vận may.
    v Quản trị doanh nghiệp là một nghề: nhà quản trị phải được đào tạo có bài bản, việc đào tạo thông qua trường lớp, kiến thức bổ sung cập nhật.
    1.1.2. Vai trò và chức năng của quản trị doanh nghiệp:
    [​IMG] Vai trò:
    v Yếu tố giúp ta nhận biết được một xí nghiệp hoạt động tốt hay không,thành công hay không chính là lực lượng nhân sự của nó, những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng tạo, còn máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều ó thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không. Vì vậy, có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    v Quản trị nhân sự có vai trò to lớn với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    [​IMG] Chức năng của quản trị nhân sự:
    v Hoạch định:
    Là quá trình xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó. Như vậy, chức năng hoạch định là nhằm xây dựng mục tiêu phát triển tương lai của doanh nghiệp, tạo cơ sở tiền đề cho các hoạt động kinh doanh , đề ra các nguyên tắc ứng phó với tình hình và sự biến đổi trên thị trường tạo điều kiện rõ ràng cho việc kiểm tra thực hiện. hoạch định là hoạt động quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
    v Tổ chức: là việc xác lập mô hình, phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi cấp và cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Tổ chức còn bao gồm việc uỷ nhiệm của các cấp quản trị và cho các nhân viên điều hành để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. Đó là việc xác lập những mâu thuẫn và mối quan hệ tương tác giữa các phần và mỗi bộ phận, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đảm nhận. Bởi vậy, bộ máy tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được xây dựng trên nguyên tắc và yêu cầu nhất định.
    v Lãnh đạo điều hành: Bao gồm nhiều hoạt động nhằm thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp và tạo lập sinh khí cho tổ chức qua việc tối đa hoá hiệu suất công việc, nó bao gồm việc ra chỉ thị, huấn luyện và duy trì kỷ luật trong toàn bộ máy, gây ảnh hưởng và tạo hứng thú với các nhân viên cấp dưới, khuyến khích động viên để tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái.
    v Kiểm soát: bao gồm thiết lập các tiêu chuẩn và lượng hoá các kết quả đạt được, tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu kết quả không đúng với mục tiêu ấn định. Việc lượng hoá các thành quả đạt được bao gồm đánh giá công tác quản trị, kiểm điểm chính sách và giao tiếp nhân sự, xét duyệt các báo cáo về chi phí và các nghiệp vụ tài chính.
    Kiểm soát có vai trò rất quan trọng, bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, được tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
    Các chức năng của quản trị doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong các chức năng của quản trị doanh nghiệp thì chức năng hoạt định quan trọng nhất vì chúng quyết định đến tương lai và sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp và khó phát hiện ra sai sót, thời gian phát hiện ra sai sót càng dài thì chi phí trả cho sự khắc phục sai sót ấy càng lớn.
    1.2. Nội dung của quản trị nhân sự:
    1.2.1. Tuyển dụng nhân sự:
    Trong doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa to lớn. Doanh nghiệp có được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại, nếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới công ty và người lao động.
    1.2.1.1. Nguồn tuyển dụng:
    v Nguồn tuyển dụng từ bên trong nội bộ doanh nghiệp
    Tuyển dụng nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp thực chất là quá trình thuyên chuyển đề bạt, cất nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ công việc này sang công việc khác, từ cấp này sang cấp khác.
    Ưu điểm:
    ü Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, và tác phong đã tốt hay không?
    ü Nhân viên của doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp nhận công việc mới vì họ đã được làm quen, hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp và mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc trong công việc mới, với trách nhiệm mới khả năng đạt dược mục tiêu sẽ cao hơn.
    ü Hình thức tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên,các bộ phận, kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và tạo hiệu suất cao hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...