Thạc Sĩ Thực trạng và một số biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Phong Điề

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và một số biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS: LVQLGD071
    SỐ TRANG: 78
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010




    Information


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
    quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Nâng cao dân trí,
    bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của
    công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”[15].
    Thực hiện chủ trương trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai đổi mới toàn diện
    và đồng bộ giáo dục-đào tạo, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học.
    Đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao hay thấp một phần phụ thuộc vào cơ sở vật
    chất và thiết bị dạy học. Cùng với chương trình kiên cố hóa trường lớp theo quyết định 159/QĐ-CP
    của chính phủ, Ủy Ban nhân dân và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ nói chung cùng với
    Ủy Ban nhân dân và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền nói riêng đã ưu tiên kinh phí
    xây dựng trường, lớp học, trang bị cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa,
    sách giáo viên, dành những điều kiện tốt nhất để các trường thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục
    trong những năm học vừa qua. Phòng Giáo dục huyện đã huy động nhiều nguồn kinh phí từ các
    chương trình, dự án, xã hội hóa giáo dục để mua sắm phương tiện, thiết bị thực hành cho học sinh
    và đồ dùng dạy học cho giáo viên.
    Ở cấp học Trung Học Cơ Sở, học sinh được tiếp xúc nhiều môn học khác nhau, mỗi môn học
    bao gồm hệ thống tri thức với những khái niệm trừu tượng, khái quát nên việc sử dụng thiết bị dạy
    học có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói
    riêng và chất lượng dạy học nói chung ở nhà trường THCS. Trong đổi mới giáo dục và đào tạo, vấn
    đề đổi mới phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng. Cuộc cách mạng về phương pháp dạy
    học sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện đại. Thiết bị dạy học là
    thành tố cơ bản của quá trình dạy học, góp phần giúp giáo viên thực hiện quá trình dạy học đạt kết
    quả cao. Thiết bị dạy học là điểm tựa cho học sinh hình thành tri thức lý thuyết và kỹ năng thực
    hành đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập. Chúng ta có thể khẳng định rằng, việc sử dụng có
    hiệu quả thiết bị dạy học sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo
    dục.
    Các trường THCS sau những năm thay sách vừa qua, đã được cung ứng một lượng lớn thiết
    bị dạy học của các môn học từ lớp 6 đến lớp 9. Nhiệm vụ của các trường là làm sao sử dụng và phát
    huy hiệu quả thiết bị đã được cung cấp nhằm thực hiện tốt hơn việc đổi mới phương pháp dạy học
    góp phần tích cực thực hiện mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam năng động, sáng tạo, tự chủ.
    Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều trường THCS ở huyện vẫn chưa làm tốt công tác bảo quản và sử
    dụng hiệu quả thiết bị dạy học. Vì vậy, đối với người làm công tác quản lý trường học, việc hoạch
    định các biện pháp quản lý hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học là rất cần thiết. Từ
    thực tế đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng và một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường
    THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”, với mong muốn tìm một số biện pháp thích hợp cho
    công tác quản lý thiết bị dạy học trong trường THCS.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý thiết bị dạy học và khảo sát thực trạng quản lý thiết
    bị dạy học ở các trường THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, đề xuất một số biện pháp
    quản lý thiết bị dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của các trường THCS tại
    huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    - Khách thể nghiên cứu: công tác quản lý cơ sở vật chất và các thiết bị trường học tại các
    trường THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
    - Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác và các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các
    trường THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

    4. Giả thuyết khoa học

    Việc quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Phong Điền, thành
    phố Cần Thơ chưa được chú ý đúng mức, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu đổi
    mới giáo dục phổ thông hiện nay. Cần đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị dạy học phù hợp với
    các trường THCS góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học trong các trường THCS tại huyện Phong
    Điền, thành phố Cần Thơ.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết bị dạy học và công tác quản lý thiết bị dạy học trong
    trường THCS.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng ở các
    trường THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
    - Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học cho trường THCS.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1 Phương pháp luận

    6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc
    Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ
    giữa quản lý thiết bị dạy học với quản lý các hoạt động sư phạm khác ở trường THCS. Trong đó
    quản lý thiết bị dạy học là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành. Từ đó giúp chúng ta tìm hiểu
    chính xác thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học.

    6.1.2 Quan điểm tiếp cận lịch sử
    Quan điểm tiếp cận lịch sử giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và
    điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề
    tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trật tự lôgíc.

    6.1.3 Quan điểm tiếp cận thực tiễn
    Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp phát hiện những ưu điểm, mâu thuẫn, tồn tại trong công
    tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Phong Điền, từ đó đề xuất được các biện
    pháp phù hợp với thực tiễn các trường THCS thành phố Cần Thơ.

    6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

    6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ sách, báo, tài liệu và
    văn kiện, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

    6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm: nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động quản
    lý thiết bị dạy học ở các trường THCS.

    6.2.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục
    a) Mục đích điều tra: thu thập thông tin, số liệu, tư liệu về thực trạng công tác quản lý
    TBDH và biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
    nhằm minh chứng cho giả thuyết khoa học.
    b) Nội dung điều tra:
    - Thực trạng về TBDH và quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Phong Điền, thành phố
    Cần Thơ, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
    - Khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất.
    c) Mẫu nghiên cứu:
    Điều tra CBQL và GV của 06 trường THCS trong huyện Phong Điền.

    6.2.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến một số nhà quản lý có kinh nghiệm, lãnh đạo
    và chuyên viên trong việc đề xuất các biện pháp mang tính đột phá, cấp bách trong việc nâng cao
    chất lượng quản lý TBDH ở các trường THCS.

    6.2.3 Phương pháp thống kê toán học: sử dụng toán thống kê để việc xác định các thông số cần
    thiết mang tính chính xác, khoa học.

    7. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu thực trạng thiết bị dạy học và công tác quản lý thiết bị dạy học của Hiệu
    trưởng trên tất cả 06 trường THCS (gồm: trường THCS Mỹ Khánh, trường THCS Giai Xuân,
    trường THCS Nhơn Nghĩa, trường THCS Tân Thới, trường THCS Trường Long và trường THCS
    Thị trấn Phong Điền) trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền, thành phố Cần
    Thơ. Quá trình nghiên cứu cũng như kết quả của đề tài chỉ tiến hành, áp dụng trong phạm vi huyện
    Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...