Thạc Sĩ Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huy

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau​
    Information
    MS: LVQLGD036
    SỐ TRANG: 112
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM:2008



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Hiện nay, cả nước có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc ít người với khoảng 20
    triệu người chủ yếu sinh sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng
    sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số sống rải
    rác ở các tỉnh khác. Nhận thức rõ vị trí chiến lược và tầm quan trọng của các dân tộc thiểu số
    trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và
    biện pháp tích cực để giúp đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xã hội. Đại hội lần
    thứ VIII đã nhấn mạnh: "Dành nguồn vốn để giải quyết những nhu cầu bức xúc của các vùng
    khác, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ vốn tín dụng, tạo điều kiện để các vùng còn
    kém phát triển, các vùng nông thôn, miền núi có thể phát triển nhanh hơn, khắc phục dần tình
    trạng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng"[58][34]. Ngày
    30/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt
    Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa
    (thường gọi là Chương trình 135). Chương trình này được thực hiện từ năm 1998 đến năm 2005
    cho 1000 xã trong 1715 xã thuộc diện khó khăn của 31 tỉnh trong cả nước với mục tiêu là:
    "Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn,
    miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình
    trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp
    phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng"[26]. Ngày 11/07/2006 Thủ tướng
    Chính phủ ban hành Quyết định số 164/2006/TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn. xã
    biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
    biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai
    đoạn II). Chương trình này được thực hiện từ năm 2006-2010 cho 1644 xã đặc biệt khó khăn,
    xã biên giới, xã an toàn khu của 45 tỉnh trong cả nước chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình
    135 giai đoạn 1999-2005 và các xã được chia tách theo các Nghị định của Chính phủ [30].
    Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau giai đoạn I có 5/13 xã với 25/52 trường tiểu học trong
    Chương trình; giai đoạn II có 3/13 xã với 14/51 trường tiểu học trong Chương trình.
    Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn thực hiện ở giai đoạn I
    đã thu được kết quả tốt đẹp, nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được nâng cấp như các công
    trình điện, nước sạch, trạm y tế, trường học, đường giao thông, công trình thủy lợi .đã tạo điều
    kiện thuận lợi cho các xã đặc biệt khó khăn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Đối với
    ngành giáo dục thì cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường thay thế phòng học cây lá tạm;
    các cháu học sinh trong vùng các xã đặc biệt khó khăn đến trường được cấp sách giáo khoa, văn
    phòng phẩm và miễn học phí nên đã thu hút được phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường;
    giáo viên giảng dạy được hưởng thêm các loại phụ cấp nên yên tâm công tác. Đội ngũ này tuy
    phát triển về số lượng nhưng chất lượng vẫn còn nhiều bất cập: một bộ phận giáo viên lớn tuổi
    lĩnh hội, tiếp thu những cái mới còn chậm, chưa theo kịp với sự đổi mới về nội dung, chương
    trình và phương pháp giảng dạy; một bộ phận khác trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy
    còn hạn chế. Công tác quản lý dạy và học ở các trường tiểu học thuộc Chương trình 135 chưa
    đồng bộ, thiếu khoa học và chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    Xuất phát từ những lý do như trên và qua thực tế quản lý hoạt động giảng dạy và chất
    lượng giáo dục ở các trường tiểu học thuộc Chương trình 135 còn nhiều hạn chế, cần được hoàn
    thiện, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của
    Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau". Đề tài này nhằm
    nghiên cứu 14 trường tiểu học thuộc Chương trình 135, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý
    hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học thuộc các vùng khó khăn nhằm đáp
    ứng đòi hỏi của xã hội đối với ngành Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xác định thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học
    thuộc chương trình 135 ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau; trên cơ sở đó đề xuất một số biện
    pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Từ mục đích nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

    3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các
    trường tiểu học thuộc Chương trình 135 ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    3.2 Phân tích ưu điểm và tồn tại, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của
    Hiệu trưởng trường tiểu học.

    3.3 Bước đầu đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các
    trường tiểu học thuộc Chương trình 135 ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau nhằm nâng cao
    hiệu quả công tác này.

    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    4.1 Khách thể nghiên cứu

    Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên 14 trường tiểu học thuộc Chương trình 135 ở huyện
    Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    4.2 Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu
    học thuộc Chương trình 135 ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    5. Giả thuyết khoa học

    Chất lượng giáo dục các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ được
    nâng cao nếu Hiệu trưởng có các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy phù hợp.

    6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

    Đề tài này nghiên cứu thực trạng và bước đầu đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động
    giảng dạy của Hiệu trưởng 14 trường tiểu học thuộc Chương trình 135 của huyện Trần Văn
    Thời, tỉnh Cà Mau.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận

    7.1.1. Tiếp cận quan điểm hệ thống – cấu trúc

    Tiếp cận quan điểm hệ thống cấu trúc, giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối quan hệ
    chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục với các hoạt động khác cũng như xem xét công tác
    quản lý nhà trường là một hệ thống, trong đó công tác quản lý hoạt động giảng dạy là một hệ
    thống con với các yếu tố hợp thành, từ đó tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt
    động giảng dạy của Hiệu trưởng. Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp
    nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

    7.1.2.Tiếp cận quan điểm lịch sử

    Tiếp cận quan điểm lịch sử giúp người nghiên cứu tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động
    giảng dạy bằng phương pháp lịch sử tức là tìm hiểu, phát hiện sự nãy sinh, phát triển của hoạt
    động giảng dạy trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện và
    hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nhà trường để có những nhận xét, đánh giá mang tính khách quan trong
    quá trình lịch sử vận động và phát triển của nó từ đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động
    giảng dạy một cách cụ thể hơn.

    7.1.3. Tiếp cận quan điểm thực tiễn

    Tiếp cận quan điểm thực tiễn đòi hỏi người nghiên cứu phải bám sát thực tiễn vì thực tiễn
    nghiên cứu là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu hoạt động giảng dạy do đó việc đề ra
    các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu
    trưởng các trường tiểu học thuộc Chương trình 135 ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau dựa
    trên việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng. Qua việc khảo sát
    thực trạng giúp chúng ta có thể phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu cùng những nguyên nhân
    từ đó đề ra các biện pháp hỗ trợ mang tính khả thi hơn.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu

    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    Nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích thu thập thông tin xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.2.1. Phương pháp Phỏng vấn:

    Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý và một số giáo viên để
    làm rõ thực trạng công tác quản lý giảng dạy ở tiểu học.

    7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu

    Thu thập thông tin qua phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên.
     Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu:
     Bộ công cụ điều tra gồm 2 mẫu:
    - Mẫu 1: Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý.
    - Mẫu 2: Phiếu điều tra dành cho giáo viên.
    Các phiếu điều tra tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lý giảng dạy của Hiệu trưởng
    các trường tiểu học thuộc chương trình 135 của Huyện Trần Văn Thời.
     Chọn mẫu nghiên cứu:
    Chọn tất cả 14 trường tiểu học ở 3 xã thuộc chương trình 135 của huyện Trần Văn Thời.
     Tổ chức nghiên cứu:
    - Tổ chức khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
    - Nghiên cứu các hoạt động quản lý, các tài liệu, văn bản của nhà trường.
    - Quan sát và trao đổi trực tiếp với giáo viên và CBQL các trường tiểu học.

    7.2.2.3. Phương pháp quan sát

    Thu thập thông tin qua việc quan sát một số hoạt động của Hiệu trưởng, giáo viên, quan
    sát các phòng học, phòng thiết bị, thư viện, và các hoạt động khác của nhà trường.

    7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

    Sau khi thu thập các phiếu trưng cầu ý kiến, bước đầu dùng phương pháp thống kê toán học
    để tính giá trị trung bình. Phân tích, tổng hợp để rút ra các kết luận về quản lý hoạt động giảng
    dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...