Luận Văn Thực trạng và một số biện pháp điều trị bệnh cận thị ở người trưởng thành

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cận thị là một tật khúc xạ hay gặp nhất, chiếm khoảng 25% tổng dân số trên thế giới, bao gồm cận thị sinh lý (thường gọi là cận thị học đường hay cận thị đơn thuần) và cận thị bệnh lý (cận thị tiến triển hay cận thị ác tính). Theo thống kê ở Mỹ, nhóm cận thị bệnh lý chiÕm 2,1%, ở Châu Âu là từ 1,6% - 2,1% tổng dân số [8]. Đây là tình trạng bệnh lý nặng, do sù kéo dài quá mức của trục nhãn cầu, thường kèm theo những biến chứng nghiêm trọng. Cận thị bệnh lý là nguyên nhân đứng thứ 7 gây mù loà ở Mỹ, là gánh nặng kinh tế và xã hội đáng kể cho toàn cầu [9]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra mục tiêu toàn cầu thanh toán mù loà gây ra do các bệnh có thể tránh được vào năm 2020, trong đó tật khúc xạ được ưu tiên hàng đầu.
    Cận thị cao gây ra những biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp ở hầu nh­ tất cả các thành phần trong nhãn cầu. Việc thăm khám lâm sàng một cách có hệ thống toàn bộ nhãn cầu kết hợp với siêu âm, điện võng mạc rất quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh cũng như xác định phương hướng điều trị thích hợp.
    Từ trước đến nay, có nhiều phương pháp điều trị cận thị nặng như: mang kính gọng, mang kÝnh tiếp xúc, đắp củng mạc (Epikeratomileusis), đặt thể thủy tinh nhân tạo trong tiền phòng, hậu phòng, lấy thể thủy tinh còn trong và đặt thể thủy tinh nhân tạo thay thế, Laser Excimer Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, đứng trước mỗi trường hợp, người thầy thuốc cần phải xem xét thận trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị cho thích hợp, đặc biệt trong trường hợp cận thị cao có kèm đục thể thủy tinh. Do những đặc điểm bệnh lý nặng và những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ lấy thể thủy tinh trên mắt bị cận thị cao nên trước đây, các nhà nhãn khoa thường chỉ định mổ lấy thể thủy tinh ở giai đoạn rất muộn khi thể thủy tinh đã đục nhiều. Ngày nay, với những ưu thế lớn của phương pháp mổ tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm (phacoemulsification), với những ưu việt của dịch nhầy . các tác giả đã chỉ định mổ lấy thể thủy tinh rất sớm ngay cả khi thể thủy tinh còn trong hoặc chỉ đục rất Ýt để điÒu trị cận thị, phục hồi sớm thị lực, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh, góp phần giải phóng mù loà. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng tán nhuyễn thể thủy tinh và đặt IOL công suất phù hợp là một phương pháp điều trị cận thị cao an toàn và hiệu quả [33][47][48][52]. Theo Pucci [104], phẫu thuật lấy TTT còn trong và đặt IOL là một phương pháp điều trị hiệu quả cho mắt cận thị cao. Phương pháp này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở Hồng Kông nơi có tỷ lệ lớn mắt cận thị cao không đủ điều kiện chỉ định phẫu thuật Lasik [104].
    Tại Việt nam, cho đến nay, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các biểu hiện trên lâm sàng, trên siêu âm, điện võng mạc cũng như việc đánh giá kết quả điều trị bệnh cận thị cao bằng phương pháp mổ tán nhuyễn thể thủy tinh. Vì vậy, tác giả lựa chọn vần đề “Thực trạng và một số biện pháp điều trị bệnh cận thị ở người trưởng thành” làm chủ đề luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của mình.
     
Đang tải...