Luận Văn Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc của Cô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Hưởng ứng theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Công ty cổ phần Nha Trang Seafood F17 với chức năng chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản ra đời và hoạt động. Trong suốt quá trình hoạt động của mình công ty luôn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm và tăng ngân sách cho nhà nước.
    Để luôn vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng trong việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, mở rộng qui mô sản xuất. Đối với doanh nghiệp mà doanh thu chủ yếu là xuất khẩu thì việc giải quyết nhu cầu thị trường, tìm hiểu và mở rộng thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là chiến lược luôn được đặt lên hàng đầu.
    Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 chỉ gắn liền với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản mà ít quan tâm đến các thị trường khác trong khu vực. Sau môt loạt các biến cố liên quan đến mặt hàng Tôm xuất khẩu của nước ta nói chung và của công ty nói riêng thì vấn đề thị trường được quan tâm, xem xét đúng mức hơn. Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng cho công ty xâm nhập. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở đây lớn và đang tăng nhanh với chủng loại và sản phẩm đa dạng, đặc biệt là mặt hàng Tôm là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang đây. Với gần 50 triệu dân cùng một nền kinh tế phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, đời sống vật chất của người dân cho nhu cầu ngày một tăng. Theo nghiên cứu, trong bữa ăn của người dân Hàn Quốc ngày càng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản. Hàn Quốc không đòi hỏi cao về an toàn chất lượng và vệ sinh thực phẩm như EU, Mỹ, Nhật, đây được coi là một thị trường khá dễ tính. Có thể nói, đây là một thuận lợi căn bản cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của bản thân công ty F17 nói riêng. Vậy đâu phải thị trường thủy sản của công ty chỉ giành cho Mỹ, Nhật Bản, EU. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty vào thị trường Hàn Quốc ngày một tăng- năm sau cao hơn năm trước, đỉnh điểm vào năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vươn lên vị trí thứ 2 (sau Mỹ). Công ty đã xác định Hàn Quốc là thị trường tiềm năng cần khai thác, cần phải phát triển. Để hiểu rõ hơn về thị trường Hàn Quốc cũng như tiềm năng lớn của thị trường này đối với công ty. Em đã quyết định lựa chọn đề tài:“ Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17” cho đợt thực tập giáo trình này. Hy vọng góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
    - Đánh giá thực trạng về hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp để từ đó tìm ra tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
    - Tìm giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc của công ty. Thông tin tư liệu dùng nghiên cứu, phân tích chủ yếu trong giai đoạn 2007-2009.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1.Phương pháp thu thập số liệu và thông tin:
    Thu thập từ nội bộ công ty: Bộ phận kinh doanh XNK, bộ phận kế toán, bộ phận nhân sự.
    Thu thập thông tin tư trang web của công ty, các báo điện tử và các trang web khác có liên quan.
    4.2.Phương pháp xử lý số liệu:
    Phương pháp thống kê, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tổng hợp và một số phương pháp khác.

    5. Đóng góp của đề tài:
    Đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc của công ty.
    6. Kết cấu của đề tài:
    Đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
    Chương II: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 giai đoạn 2007 – 2009.
    Chương III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17.
    Trong quá trình thực tập, với sự cho phép cho ban lãnh đạo, với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo bộ môn trong ngành KTTM đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập giáo trình này.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự đóng góp từ phía thầy cô giáo, ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị em trong công ty để bài báo cáo thực tập giáo trình này của em được hoàn thiện hơn.


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 5
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
    LỜI MỞ ĐẦU 7

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 10
    I. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 10
    1. Khái niệm 10
    1.1. Xuất khẩu 10
    1.2. Thúc đẩy xuất khẩu 10
    2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 11
    2.1. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. 11
    2.2. Đối với doanh nghiệp 12
    3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 12
    3.1. Xuất khẩu trực tiếp: 12
    3.2. Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác): 13
    3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác: 14
    3.4. Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng): 14
    3.5. Xuất khẩu theo nghị định thư: 15
    3.6. Xuất khẩu tại chỗ: 15
    3.7. Gia công quốc tế: 15
    3.8. Tái xuất khẩu: 16
    3.9. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá. 17
    II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 18
    1. Nghiên cứu thị trường, sản phẩm xuất khẩu. 18
    1.1. Nghiên cứu thị trường: 18
    1.2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: 19
    2. Lựa chọn đối tác giao dịch. 19
    3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu. 20
    4. Lựa chọn phương thức giao dịch. 20
    5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu. 21
    6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 22
    6.1. Kiểm tra thư tín dụng. 22
    6.2. Xin giấy phép xuất khẩu. 23
    6.3. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. 23
    6.4. Kiểm tra hàng hoá. 24
    6.5. Thuê phương tiện vận chuyển. 24
    6.6. Mua bảo hiểm hàng hoá. 24
    6.7. Làm thủ tục hải quan. 24
    6.8. Giao hàng lên tàu. 25
    6.9. Thanh toán. 25
    6.10. Giải quyết khiếu nại ( nếu có ). 25
    7. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu. 25
    III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 26
    1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 26
    1.1 Nguồn lực trong nước. 26
    1.2 Môi trường kinh tế. 26
    1.3 Môi trường chính trị, pháp luật. 27
    1.4 Môi trường văn hoá xã hội. 27
    2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô. 27
    2.1 Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp. 28
    2.2 Yếu tố lao động. 28
    2.3 Khả năng tài chính của doanh nghiệp. 29
    2.4 Đối thủ cạnh tranh. 29
    2.5 Khách hàng. 29
    2.6 Nhà cung cấp. 30
    2.7 Trình độ công nghệ. 30
    CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009. 31
    II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀN QUỐC. 31
    1.Vài nét khái quát về thị trường Hàn Quốc. 31
    2. Khái quát về thị trường thủy sản Hàn Quốc. 32
    2.1 Sở thích và thị hiếu về hàng thủy sản tại thị trường Hàn Quốc. 34
    2.2 Các nhà cung cấp chính các mặt hàng thủy sản cho Hàn Quốc. 35
    2.3 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua Hàn Quốc từ năm 2007 đến 2009. 37
    III. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XK THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY.CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17. 38
    1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC TẠI CÔNG TY F17. 38
    1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. 38
    1.1.1 Môi trường tự nhiên: 38
    1.1.2 Môi trường kinh tế: 39
    1.1.3 Môi trường chính trị, pháp luật: 40
    1.1.4 Môi trường Văn hóa, xã hội: 41
    1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô. 41
    1.2.1 Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp: 41
    1.2.2 Yếu tố lao động: 42
    1.2.3 Nguồn vốn. 47
    1.2.4 Đối thủ cạnh tranh 51
    1.2.5 Nhân tố về nguyên liệu: 52
    1.2.6 Nhân tố công nghệ máy móc, thiết bị: 56
    2. VỊ TRÍ CỦA THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 58
    3. KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2007 – 2009. 60
    3.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu. 60
    3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc. 63
    4. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2007 – 2009. 64
    4.1 Những mặt đạt được: 64
    4.1.1 Về năng lực quản lý: 64
    4.1.2 Về năng lực sản xuất: 65
    4.1.3 Về chiến lược sản phẩm: 65
    4.1.4 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu: 65
    4.1.5 Về chính sách Marketing: 65
    4.2 Những tồn tại và nguyên nhân: 65
    4.2.2 Về công tác thu mua nguyên liệu: 66
    4.2.3 Về chính sách Marketing: 66
    CHƯƠNG III – MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY. 67
    I. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 67
    II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 68
    III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17. 69
    1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường thủy sản Hàn Quốc. 69
    2. Biện pháp 2: Cải tiến chất lượng và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 72
    3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm hướng về các sản phẩm giá trị gia tăng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc. 73
    4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến – chiêu thị. 74
    5. Biện pháp 5: Xây dựng và duy trì mối quan hệ với bạn hàng xuất khẩu. 76
    KẾT LUẬN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

    PHỤ LỤC 81


    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 23
    Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. 44
    Sơ đồ 3: Quy trình cung cấp nguyên liệu cho công ty từ hoạt động khai thác. 55
    Biểu đồ 1:Sự thay đổi cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty từ năm 2007- 2009. 60


    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1:Sản xuất thủy sản của Hàn Quốc. 35
    Bảng 2:Cung - cầu thủy sản của Hàn Quốc. 36
    Bảng 3: 15 nguồn cung thủy sản chủ yếu cho Hàn Quốc. 38
    Bảng 4: Cơ cấu lao động toàn công ty 2 năm 2008-2009 46
    Bảng 5:Trình độ của khối quản lý. 47
    Bảng 6: Bảng cấp bậc công nhân của khối lao động trực tiếp. 47
    Bảng 7: Thu nhập bình quân của công nhân viên công ty 49
    Bảng 8:Biến động nguồn vốn của công ty qua các năm 2007- 2009. 50
    Bảng 9: Chênh lệch biến động nguồn vốn của công ty qua các năm 2007- 2009. 51
    Bảng 10" class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">anh sách 10 đối thủ cạnh tranh của công ty F17 54
    Bảng 11:Cơ cấu sản lượng nguyên liệu thủy sản của công ty giai đoạn 2007- 2009 57
    Bảng.12:Cơ cấu giá trị thu mua nguyên liệu của công ty giai đoạn 2007- 2009 57
    Bảng 14:So sánh kim ngạch xuất khẩu thủy sản giữa thị trường Hàn Quốc so với các thị trường khác. 61
    Bảng 15:Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Hàn Quốc từ 2007-2009. 63
    Bảng 16: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc theo sản phẩm. 64
    Bảng 17: Chênh lệch sản lượng và giá trị của mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc 64

    [B]
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT[/B]

    L/C: Letter of Credit - Thư tín dụng.
    WTO: World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới.
    VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
    NFIS: National Fisheries Products Quality Inspection Service - Cục thanh tra chất lượng Thuỷ sản Hàn Quốc.
    KFTA: Korea Fishery Trade Association - Hiệp hội Thương mại Thuỷ sản Hàn Quốc.
    HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point – Phân tích nguy cơ và kiếm soát các khâu trọng yếu.
    ISO: International Standard Organization- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
    BRC: British Retail Consortium- Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu( tiêu chuẩn của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc).
    SSOP: Sanitation standard operating procedure – quy trình và thủ tục kiểm soát vệ sinh, gọi tắt là quy phạm vệ sinh.
    NAFIQAD: National Argo Forestry Fisheries Quality Assurance Deparment - Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...