Tài liệu Thực trạng và kiến nghị công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Tiên Du – TP. Bắc Ninh giai đoạn 2

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng và kiến nghị công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Tiên Du – TP. Bắc Ninh giai đoạn 2005 -2010005 -2010
    DANH MUC TỪ VIẾT TẮT

    UBND : Uỷ ban nhân dân
    QLĐĐ : Quản lý đất đai
    QSDĐ : Quyền sử dụng đất
    TKĐĐ : Thống kê đất đai






















    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghộp cỏc báo cáo hoặc luận văn của người khác, nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luận của Nhà trường.


    Hà Nội, ngày thỏng năm
    Sinh viên


    Đỗ Thị Nga















    LỜI MỞ ĐẦU

    “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh và quốc phũng” (Luật đất đai 1993) “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả” Luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ sung ngày 02/12/1998 cũng quy định rõ nội dung, trách nhiệm thẩm quyền, xét duyệt và sự cấp thiết của công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tiên du là một là huyện đất hẹp , người đụng cú tổng diện tích tự nhiên 10.847,37 ha, nhỏ thứ tư so với các huyện, thị thành phố.Mật độ dân số 1.181 người/km2. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp 558m2/người. Ngoài sức ép về dân số, bên cạnh cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung và xu hướng đô thị hoá ngày càng cao, nên nhu cầu sử dụng đất của tất cả các tổ chức và cá nhân đều tăng nhanh dẫn đến tình trạng sử dụng đất và quản lý đất đai trong những năm qua diễn biến rất phức tạp. Trước thực trạng đó em nghiên cứu đề tài “Thực trạng và kiến nghị công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Tiên Du – TP. Bắc Ninh giai đoạn 2005 -2010” để tìm hiểu thêm về những vấn đề phức tạp đang diễn ra và đưa ra một số kiến nghị khắc phục
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Tổng hợp, đánh giá lại thực trạng và tiềm năng đất đai huyện Tiên Du, làm cơ sở đưa ra kiến nghị trong công tác quản lý và sử dụng đất, đảm bảo hài hoà với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh, thành phố với các tiêu chí cụ thể như sau:
    - Công tác quản lý đất đai của phòng, ban chịu trách nhiệm thực hiện được đến đâu có đảm bảo yêu cầu sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên đất hay không
    - Lượng đất quy hoạch dành cho từng đối tượng sử dụng có đạt hiệu quả không hay sử dụng lãng phí đất ( cụ thể đạt được bao nhiêu %)
    - Định hướng sử dụng đất cho những năm tiếp theo.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Công tác quản lý đất, các loại đất và việc phân bổ sử dụng tài nguyên đất trong giai đoạn 2005 -2010
    - Phạm vi tại huyện Tiên Du –TP Bắc Ninh
    - So sánh lợi thế với các khu vực lân cận
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp tổng hợp, đánh giá.
    Phương pháp lợi thế so sánh
    Phương pháp thống kê, điều tra
    5. Câu hỏi đặt ra
    - Quản lý sử dụng đất là gì?
    - Các phương pháp quản lý sử dụng đất
    - Các tiêu chí đánh giá có phù hợp hay không
    - Cụ thể trong việc quản lý và việc quy hoạch định hướng cho những năm tiếp theo
    Đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của Th.s Nguyễn Thanh Bình khoa kinh tế và quản lý đô thị - trường Đại học Kinh tế quốc dân và cán bộ anh Nguyễn Trọng Thịnh tại cơ quan thực tập đã hướng dẫn và giúp đỡ tụi. Tụi rất chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.


    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

    I. Một số vấn đề chung về quản lý
    1. Khái niệm
    1.1 . Khái niệm về quản lý
    Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằngquản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận do điều khiểnhọc đưa ra như sau: Quản lý là sự tác đụ̣ng định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nóphát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơthể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước.
    1.2 Chức năng của quản lý
    Chức năng dự báo: là sự phán đoán trước trên cơ sở thông tin chính xác và kết luận khoa học về khả năng phát triển, thiếunó không thể xác định trạng thái tương lai của xã hội vì thế nó có ý nghĩa đặc biệt để thực hiện tết các chức năng quản lý khác.
    Chức năng kế hoạch hóa: là xác định mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về tỷ lệ, tốc độ, phương hướng và chỉ tiêu về số lượng, chất lượng cụ thể.
    Chức năng tổ chức: là hệ thống quản lý và bị quản lý. Tổ chức là hoạt động thành lập, giải thể, hợp nhất, phân địnhchức năng, nhiệm vụ, xác định các quan hệ qua lại, lựa chọn sắp xếp cán bộ.
    Chức năng điều chỉnh: là chức năng có mục đích thiết lập chế độ cho hoạt động nào đó mà không tác động trực tiếp đếnnội dung hoạt động, nó được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp quy.
    Chức năng lãnh đạo: là chức năng định hướng cho hoạt động quản lý, xác định cách xử sự của các đối tượng bị quản lýthông qua hình thức ban hành các chủ trương đường lối có tính chất chiến lược.
    Chức năng điều hành: là hoạt động chỉ đạo trực tiếp hành vi của đối tượng bị quản lý thông qua việc ban hành các quyết định cá biệt, cụ thể có tính chất tác nghiệp. Đây là chức năng đặc trưng của các chủ thể quản lý cấp vĩ mô.
    Chức năng phối hợp (còn gọi là chức năng điều hoà): là sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ của từng người, cơ quan, tổchức thừa hành để thực hiện các nhiệm vụ chung. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, quá trình chuyên môn hoásâu sắc, nhiều quá trình diễn ra đồng thời với xu hướng ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề phải giải quyết theo quan điểmtổng thể thì hoạt động điều hòa phối hợp càng có ý nghĩa quan trọng.
    Chức năng kiểm tra: là chức năng quản lý có ý nghĩa xác định xem thực tế hoạt động của đối tượng bị quản lý phù hợphay không phù hợp với trạng thái định trước. Nó cho phép phát hiện và loại bỏ các lệch lạc có thể có của đối tượng bịquản lý hoặc chỉnh lý lại các quyết định đã ban hành trước đõy cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của nhiệm vụ quảnlý.
    Các chức năng quản lý nằm trong một hệ thống thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau. Chức năng này có thể làkhách thể của một chức năng khác và ngược lại. Ví dụ: điều chỉnh công tác tổ chức, kiểm tra công việc dự báo -điều hành, điều hoà phối hợp hoạt động kế hoạch.
    1.3. Phương pháp quản lý
    Phương pháp quản lý là các cách thức (biện pháp) điều hành để bảo đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩmquyền của cơ quan và viên chức lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước.
    Trong quản lý điều hành, các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng rất nhiều phương pháp; nhưng không phải tất cả các phương pháp ấy đều là phương Pháp quản lý nhà nước. Có thể phõn cỏc phương pháp đó hành 2 nhóm:
    * Nhóm thứ nhất: bao gồm các phương pháp của các khoa học khác được cơ quan hành chớnh sử dụng trong công tác quản lý của mình, như
    Phương pháp kế hoạch hoá
    Phương pháp thống kê
    Phương pháp toán học
    Phương pháp tâm lý, xã hội học
    Phương pháp sinh lý học
    * Nhóm thứ hai: bao gồm các phương pháp của chính bản than quản lý nhà nước
    Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức (còn gọi là phương pháp tuyên truyền, giáo dục)
    - Phương pháp tổ chức (còn gọi là biện pháp tổ chức)
    - Phương pháp kinh tế
    - Phương pháp hành chớnh.
    Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, trong 4 phương pháp của nhóm thứ hai này thì phương pháp giáodục tư tưởng, đạo đức được coi trọng hàng đầu, đòi hỏi phải được sử dụng thường xuyên, liên tục và nghiêm túc;phương pháp tổ chức là hết sức quan trọng và có tính cấp bách; phương pháp kinh tế là cơ bản, là động lực thúc đẩymọi hoạt động quản lý nhà nước; phương pháp hành chính là rất cần thiết và khẩn trương nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn.
    II. Đại cương về quản lý nhà nước về đất đai
    1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
    Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụngđất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có.
    Bộ luật Dân sự quy định Quyền sở hữu bao gồm quyền chiờ́m hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủsở hữu theo quy định của pháp luật . Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dõn sự đặcbiệt (1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt.
    Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai rấtphong phú và đa dạng, bao gồm 13 nội dung đã quy định ở Điều 6, Luật Đất đai 2003 như sau:
    1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
    2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
    3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
    4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
    6-Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    7- Thống kê, kiểm kê đất đai.
    8- Quản lý tài chính về đất đai.
    9- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
    10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
    12- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
    13- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
    Mười ba nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai.
    Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
    Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảovệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
    2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
    2.1 Ban hành cõc văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
    Khi tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên, cơ quản quản lýhành chính nhà nước về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyền của mình mà tổ chức hướng dẫn cho các cấp quản lý bên dưới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật đất đai hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao.
    Cụ thể, ngày 26 tháng 11 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Khoá XI, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãthông qua Luật Đất đai 2003. Sau đó, ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãban hành Lệnh số 23/20031L-CTN công bố Luật Đất đai 2003. Căn cứ theo thẩm quyền của mình, Chớnh phủ đã ban hànhmột loạt các Nghị định để thi hành, bao gồm:
    Nghị định số 181/20041NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 181/2004/NĐ-CP).
    Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chớnh phủ về xử phạt vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực đấtđai (sau đõy gọi tắt là Nghị định số 18212004/NĐ-CP).
    Sau đó, các cơ quan cấp bộ có liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp . phảicăn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành các văn bản cụ thể hoá các quy định trong Luật Đất đai 2003, trongcác Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2003 để hướng dẫn các địa phương, các ngành khác thực hiện bằng các thông tư,thông tư liên tịch, bao gồm:
    Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nộivụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên mụn giúp Uỷ ban nhõn dân về quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương (sau đõy gọi tắt là Thông tư số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV).
    Thông tư số 28/2004/Tr-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thống kê, kiểmKế đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (sau đõy gọi tắt là Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT).
    Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính (sau đõy gọi tắt là Thông tư số 2912004/Tr-BTNMT).
    Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (sau đõy gọi tắt là Thông tư số 30/2004/TTBTNMT).
    Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đõy gọi tắt là Thông tư số 1 16/2004/TT-BTC).
    Như vậy, theo tinh thần của Luật Đất đai 2003, nội dung Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụngđất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó đã được xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác và được xếp lênvị trí thứ nhất trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
    2.2 Xác định địa giới hành chớnh lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
    2.2.1. Xác định địa giới hành chính và lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính
    * Xác định địa giới hành chính
    Địa giá hành chớnh là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xãhội.
    Địa giới hành chớnh được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó.
    Hiện nay nước ta được chia thành 4 cấp hành chính là: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Giữa các đơn vịhành chính các cấp này đều có ranh giới được thể hiện bằng các mốc địa giới có toạ độ của vị trớ cỏc mốc đó.
    Việc xác định địa giới hành chính được quy định tại Điều 16, Luật Đất đai 2003 như sau: Chớnh phủ chỉ đạo việc xác địnhđịa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ quy định về trìnhtự, thủ tục xác định địa giới hành chớnh, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chớnh. Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về kỹ thuật và đinh mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chớnh trong phạm vi địa phương.
    * Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
    Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chớnh, gồm 9 loại giấy tờ sau đõy:
    - Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính(nếu có).
    - Bản đồ địa giới hành chớnh.
    - Sơ đồ vị trớ cỏc mốc địa giới hành chính.
    - Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chớnh, các điểm đặc trưng trờn đường địa giới hành chớnh.
    - Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chớnh.
    - Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính.
    - Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính.
    - Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chớnh.
    - Thống kờ các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.
    Việc xác định, lập và quản lý các mốc địa giới hành chính hết sức quan trọng, nó góp phần giữ ổn định biên giới giữa các đơn vị hành chính. Trong quản lý hành chính nhà nước, nếu Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt nội dung này sẽ tránh được tình trạng tranh chấp địa giới hành chính của các cấp dưới.
    2.2.2. Lập bản đồ hành chính
    Theo Khoản 9 và Khoản 10, Điều 4, Luật Đất đai 2003 thì:
    Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.
    Bn đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tựnhiên, kinh tế, xã hội.

    Bản đồ hành chính không trực tiếp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai như bản đồ địa chính nhưng nó rấtquan trọng trong công tác quản lý hành chính nhà nước nói chung, trong đó có đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai 2003, việc lập bản đồ hành chính các cấp phải dựa trên nền bản đồ địa giới hành chính của đơn vị hành chính đó, tức làdựa vào các mốc địa giới hành chớnh và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan để lập bản đồ thể hiện ranh giới các đơnvị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiờn, kinh tế, xã hội của địa phương.
    2.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch đất
    2.3.1. Khảo sát, đo đạc, đánh giỏ, phân hạng đất
     
Đang tải...