Tiến Sĩ Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2013


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Y tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển đa dạng nhiều thành phần, nhiều loại hình cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB [7]. Ngành Y tế nước ta đang phải đối mặt với thách thức: y tế phải đáp ứng nhu cầu Chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ngày càng cao, KCB với kỹ thuật y tế chất lượng cao, song song là phải quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa [8], [118], [113]. Việc đảm bảo công bằng về CSSK cho nhân dân và trong điều kiện nền kinh tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa là một chính sách lâu dài [47], [80], [84].
    Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống y tế đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận được dịch vụ KCB thiết yếu [2]. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn định, hòa nhập với quá trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước [11]. Nhằm giải quyết vấn đề thiệt thòi và công bằng cho các vùng nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQCP,
    ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 (nay là 62) huyện nghèo [25]. Thực hiện Nghị quyết này, Bộ Y tế cùng với các địa phương tăng cường đầu tư hỗ trợ cho y tế các huyện nghèo trong đó có huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
    Y tế huyện, xã nơi cung cấp dịch vụ KCB cơ bản và là nơi người dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với người nghèo, các huyện, xã vùng sâu vùng xa vì vậy đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can thiệp sẽ có ý nghĩa rất thiết thực nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp y tế cơ sở.
    Câu hỏi và lý do nghiên cứu Như Xuân có hệ thống y tế đến tận thôn, nhưng thực trạng người dân ở nơi đây tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB ra sao? Giải pháp can thiệp như thế nào để tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB cho người dân? Nhằm tìm hiểu sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB công lập của người dân huyện Như Xuân, cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho các giải pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả, chúng
    tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011".
    Tóm tắt thông tin về luận án
    Nghiên cứu can thiệp cộng đồng so sánh trước sau, chia 3 giai đoạn: điều tra số liệu ban đầu áp dụng thu thập số liệu thông tin định lượng kết hợp định tính, giai đoạn thực hiện can thiệp và giai đoạn đánh giá kết quả can thiệp. Nghiên cứu sau can thiệp được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 12/2011 tại địa bàn huyện Như Xuân- tỉnh Thanh Hóa, đã điều tra 712 hộ gia đình, 2.699 người, 02 cuộc thảo luận nhóm với cán bộ y tế Sở Y tế và bệnh viện huyện, 04 cuộc phỏng vấn sâu cán bộ y tế Trạm Y tế xã. Trước và sau can thiệp điều tra trên cùng một đối tượng. Thực hiện giải pháp can thiệp toàn diện vào các đối tượng: bên sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (người dân) đó là hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cận nghèo; bên cung cấp dịch vụ (Bệnh viện huyện Như Xuân và Trạm Y tế xã) đó là sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ y tế; cầu nối giữa bên sử dụng và bên cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đó là đầu tư tăng cường công tác truyền thông. Kết quả can thiệp toàn diện cộng đồng vào huyện nghèo Như Xuân tỉnh Thanh hóa cho thấy tình trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công
    lập đã được cải thiện rõ rệt, người dân tiếp cận với các tài liệu truyền thông từ 1,3% tăng lên 72,6%. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế tăng lên từ 67% lên 81,7%, đặc biệt là nhóm người cận nghèo từ tình trạng chưa có thẻ Bảo hiểm y tế, nay đã có thẻ đạt 12,4% trong các loại hình Bảo hiểm y tế và đạt 91,2% số người cận nghèo có thẻ Bảo hiểm y tế. Người dân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện huyện tăng lên từ 24,8% lên 35,3%, sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng tăng lên, người ốm không đi khám chữa bệnh từ 16,7% nay chỉ còn 2,2%.
    Một số đóng góp mới về phương pháp, thiết kế nghiên cứu

    1.Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng so sánh trước sau, can thiệp toàn diện vào nhóm dân cư nghèo, cận nghèo là người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và cơ sở y tế huyện xã- bên cung cấp dịch vụ, song song với việc đầu tư tăng cường công tác truyền thông là thiết kế phù hợp với bối cảnh quốc gia và địa phương. Mẫu nghiên cứu được thu thập tại cộng đồng nhằm đánh giá kết quả can thiệp đối với tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.

    2. Việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính là cách tiếp cận theo hướng mới nhằm phát hiện các nguyên nhân, rào cản liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế công lập của người dân tại địa bàn huyện nghèo Như Xuân, cũng như phát hiện các giải pháp tối ưu can thiệp vào đâu, can thiệp như thế nào là phù hợp, hiệu quả nhằm tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.

    3. Việc sử dụng mô hình hồi quy logistic trong các phân tích đa biến đã loại bỏ được các yếu tố nhiễu và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan thực sự đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Từ đó xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp tiếp cận cộng đồng trong nhóm người cận nghèo không có thẻ Bảo hiểm y tế, trong các cơ sở y tế huyện, xã còn yếu kém. Đây là các phương pháp tối ưu để xây dựng và triển khai một chương trình can thiệp có hiệu quả. Một số kết quả mới về nghiên cứu
    1. Nghiên cứu đã cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu tin cậy cho việc xây dựng và nhân rộng mô hình can thiệp toàn diện, có hiệu quả, dựa trên bằng chứng, góp phần tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện nghèo.
    2. Thông qua việc đánh giá thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, xây dựng mô hình can thiệp toàn diện cho cả bên sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh đó là người dân, đồng thời đi đôi với tăng cường truyền thông và bên cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đó là Bệnh viện huyện và các Trạm Y tế xã. Hiệu quả của mô hình can thiệp tiếp cận cộng đồng đã cho thấy khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tăng lên, đồng thời khả năng cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện huyện và các Trạm Y tế xã tăng lên, người ốm đi khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập đã tăng lên rõ rệt.
    3. Kết quả nghiên cứu can thiệp tiếp cận cộng đồng một cách toàn diện trong nhóm người dân thuộc huyện nghèo Như Xuân, đặc biệt là người cận nghèo chưa có thẻ Bảo hiểm y tế đã cung cấp các bằng chứng, chứng minh rằng Bảo hiểm y tế là rất quan trọng đối với người dân vùng nghèo để họ sử dụng đi khám chữa bệnh khi ốm đau. Cấp bách cần phải tập trung vào nhóm đối tượng này đặc biệt là các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân, góp phần an sinh xã hội.
     
Đang tải...