Báo Cáo Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động


    Phần thứ nhất: Khái quát chung về Công ty
    Phần thứ hai: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
    Phần thứ ba: Một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

    Báo cáo quản lý


    27
    Đặng Thị Hằng - KT46E ASEAN
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN - MÂY TRE XUẤT KHẨU 3
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
    2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 5
    2.1. Chức năng 5
    2.2. Nhiệm vụ 5
    2.3. Quyền hạn 7
    3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Lâm Đặc sản - Mây tre xuất khẩu 8
    3.1. Vị trí sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 8
    3.2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban 9
    4. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản - mây tre xuất khẩu 10
    4.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 10
    4.2. Quy trình công nghệ sản xuất 10
    PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN - MÂY TRE XUẤT KHẨU 11
    1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 11
    2. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 13
    3. Cơ cấu tài sản lưu động 14
    4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
    5. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản - mây tre xuất khẩu.
    5.1. Ưu điểm 20
    5.2. Tồn tại 21
    PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN - MÂY TRE XUẤT KHẨU
    I. Phương thức phát triển của Công ty trong thời gian tới. 21
    II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Lâm Đặc sản-mây tre xuất khẩu 21
    1. Giải pháp quản lý vốn bằng tiền 21
    2. Đa dạng hoá mặt hàng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. 22
    3. Giải pháp quản lý các khoản phải thu 23
    4. Xây dựng đội ngũ cán bộ 24
    5. Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm 24
    6. Cần chủ động trong việc lập kế hoạch và sử dụng vốn lưu động 24
    KẾT LUẬN 25k255

    Trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong nhưng năm qua Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong 2006 như sau:
    - Kim ngạch xuất khẩu: 1.143.000 USD
    - Tổng doanh thu: 10.611.144.000 VNĐ
    - Lợi nhuận: 210.000.000 VNĐ
    - Nộp ngân sách: 441.150.000 VNĐ
    Tuy nhiên, để có thể đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra Công ty phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP LÂM ĐẶC SẢN - MÂY TRE XUẤT KHẨU
    Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn lưu động nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung có thể thấy bên cạnh những kết quả to lớn mà Công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Để công tác sử dụng vốn lưu động của Công ty đạt hiệu quả cao hơn, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
    1. Giải pháp quản lý vốn bằng tiền
    Như đã phân tích ở phần thực trạng, vốn bằng tiền của Công ty khá lớn, trong năm 2003 lượng vốn bằng tiền chiếm 25% tổng tài sản lưu động, đến năm 2004 khoản vốn này tăng nhẹ và chiếm 27,3% TSLĐ. Việc giữ lại vốn bằng tiền quá nhiều có thể giúp Công ty chủ động hơn trong việc thanh toán nhưng khi đó tiền sẽ không sinh lãi gây lãng phí vốn và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, khi đó doanh nghiệp nên sử dụng số tiền dư thừa đó thực hiện đầu tư có tính chất tạm thời hay ngắn hạn để có thể thu được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi suất thấp. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Công ty CP Lâm đặc sản - Mây tre xuất khẩu là để lại lượng vốn bằng tiền thế nào là hợp lý? Để xác định một cách chính xác lượng tiền này Công ty cần lên kế hoạch về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán, kế hoạch về thu chi ngân quỹ của Công ty trong từng quý. Theo tính toán từ năm 2000 trở lại đây vốn bằng tiền của Công ty luôn chiếm hơn 20 % tổng vốn lưu động với lượng tiền mặt nhiều như vậy là lãng phí vốn, vì vậy Công ty nên có biện pháp giảm lượng vốn bằng tiền xuống dưới mức 20% trong tổng vốn lưu động là hợp lý để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đồng vốn. Tuy nhiên nó không nhất thiết phải là một lượng cố định mà phải được điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình thực tế của Công ty trong từng thời kỳ nhất định.
    2. Đa dạng hoá mặt hàng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Là một trong những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.
    Để thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng và mặt hàng kinh doanh Công ty phải:
    - Nâng cao tay nghề, tạo điều kiện làm việc tốt, khen thưởng thích đáng đối với cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật. Điều đó sẽ làm cho họ luôn gắn bó với công việc, có trách nhiệm trong sản xuất.
    - Công ty cần nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm tạo ra ấn tượng và uy tín tốt trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của Công ty tốt sẽ là sợi dây vô hình vững chắc nối khách hàng với sản phẩm của Công ty.
    - Duy trì sản xuất kinh doanh những mặt hàng chủ yếu theo đơn đặt hàng của Tổng Công ty. Đây là lợi thế của Công ty mà không phải Công ty nào cũng có được.
     
Đang tải...