Tiến Sĩ Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Nội dung Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    Danh mục các chữ iii
    Mục lục iv
    Danh mục bảng . v
    Danh mục biểu đồ .viii
    Danh mục sơ đồ, bản đồ . ix
    Danh mục hộp kết quả định tính x
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Một số vấn đề về tăng huyết áp . 3
    1.2. Thực trạng quản lý tăng huyết áp 14
    1.3. Một số mô hình quản lý tăng huyết áp 26
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
    2.2. Thời gian nghiên cứu 33
    2.3. Địa điểm nghiên cứu . 33
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 35
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
    3.1. Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang 53
    3.2. Hiệu quả của mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp" .66
    Chương 4. BÀN LUẬN 85
    4.1. Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang 85
    4.2. Hiệu quả của mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng
    huyết áp" . 96
    4.3. Những khó khăn khi triển khai mô hình . 110
    4.4. Tính mới của đề tài 111
    KẾT LUẬN . 113
    KHUYẾN NGHỊ . 115 v


    DANH MỤC BẢNG

    Tên bảng Trang
    Bảng 1.1. Phân độ huyết áp 8
    Bảng 1.2. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của WHO/ISH 11
    Bảng 1.3. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của JNC VII . 12
    Bảng 1.4. Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về quản lý tăng huyết áp
    ở một số xã của huyện Tân Yên . 24
    Bảng 1.5. Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về quản lý tăng huyết áp
    ở một số xã của huyện Yên Dũng 24
    Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu . 53
    Bảng 3.2 Phân loại tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu . 54
    Bảng 3.3. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng được đo huyết áp 54
    Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã được phát hiện tăng huyết áp . 54
    Bảng 3.5. Hoàn cảnh đã phát hiện người tăng huyết áp 55
    Bảng 3.6. Cơ sở y tế phát hiện người tăng huyết áp 55
    Bảng 3.7. Tỷ lệ điều trị tăng huyết áp và nơi điều trị của đối tượng
    nghiên cứu 56
    Bảng 3.8. Tỷ lệ các hình thức đã điều trị đối tượng nghiên cứu 56
    Bảng 3.9. Công tác quản lý tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu . 57
    Bảng 3.10. Nơi đã quản lý tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 57
    Bảng 3.11. Công tác tư vấn, truyền thông về phòng và chống tăng huyết áp . 58
    Bảng 3.12. Thẻ bảo hiểm y tế liên quan với quản lý tăng huyết áp . 63
    Bảng 3.13. Nghề nghiệp liên quan với quản lý tăng huyết áp . 63
    Bảng 3.14. Trình độ học vấn liên quan với quản lý tăng huyết áp . 63
    Bảng 3.15. Lứa tuổi liên quan với quản lý tăng huyết áp . 64
    Bảng 3.16. Giới tính liên quan với quản lý tăng huyết áp . 64
    Bảng 3.17. Kết quả tập huấn quản lý tăng huyết áp cho nhân viên y tế
    thôn bản của xã Liên Sơn . 69 vi

    Bảng 3.18. Kết quả tập huấn quản lý tăng huyết áp cho Bệnh viện huyện
    Tân Yên và Trạm Y tế xã Liên Sơn . 70
    Bảng 3.19. Kết quả tư vấn cho người tăng huyết áp ở hai địa điểm nghiên cứu
    trước thời điểm can thiệp . 70
    Bảng 3.20. Chỉ số hiệu quả của tư vấn cho người tăng huyết áp ở địa điểm
    can thiệp . 71
    Bảng 3.21. Chỉ số hiệu quả của tư vấn cho người tăng huyết áp ở địa điểm
    đối chứng 71
    Bảng 3.22. Hiệu quả của tư vấn ở hai địa điểm nghiên cứu cho người
    tăng huyết áp 71
    Bảng 3.23. Các yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp ở hai địa điểm
    nghiên cứu trước can thiệp . 72
    Bảng 3.24. Chỉ số hiệu quả về yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp
    ở địa điểm can thiệp . 72
    Bảng 3.25. Chỉ số hiệu quả về yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp
    ở địa điểm đối chứng 73
    Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp về yếu tố nguy cơ ở người tăng huyết áp . 73
    Bảng 3.27. Công tác quản lý người tăng huyết áp của địa điểm nghiên cứu
    trước can thiệp 74
    Bảng 3.28. Chỉ số hiệu quả quản lý người tăng huyết áp ở địa điểm can thiệp 75
    Bảng 3.29. Chỉ số hiệu quả quản lý người tăng huyết áp ở địa điểm đối chứng 75
    Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp quản lý người tăng huyết áp . 76
    Bảng 3.31. Kết quả của công tác quản lý tăng huyết áp tại trạm y tế xã
    và tại bệnh viện huyện ở địa điểm can thiệp 79
    Bảng 3.32. Biến chứng tăng huyết áp của người tăng huyết áp ở 2 địa điểm
    nghiên cứu trước can thiệp . 80
    Bảng 3.33. Biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trước và sau
    can thiệp ở địa điểm can thiệp 80
    vii

    Bảng 3.34. Biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ở địa điểm
    đối chứng trước và sau điều tra 81
    Bảng 3.35. Tỷ lệ các loại biến chứng của tăng huyết áp ở hai địa điểm
    nghiên cứu sau can thiệp 81
    Bảng 3.36. Tỷ lệ biến chứng tăng huyết áp sau can thiệp của nhóm được
    quản lý và không được quản lý ở hai địa điểm nghiên 82
    Bảng 3.37. Tỷ lệ người tăng huyết áp bị tử vong sau can thiệp ở hai địa điểm
    nghiên cứu 82
    Bảng 3.38. Tử vong do biến chứng tăng huyết áp của đối tượng được quản lý
    và không được quản lý ở hai địa điểm nghiên cứu 82
    viii

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Tên biểu đồ Trang
    Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp đươc quản lý
    tại địa điểm can thiệp trong thời gian can thiệp 74
    Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người tăng huyết áp được quản lý ở địa điểm can thiệp . 76
    Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thực hiện quản lý đúng của người tăng huyết áp được
    quản lý tại ở địa điểm can thiệp . 77
    Biểu đồ 3.4. Nơi đăng ký bảo hiểm y tế và tỷ lệ người THA được quản lý
    ở Trạm Y tế xã ở địa điểm can thiệp 77
    Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu của người tăng huyết áp được
    quản lý ở địa điểm can thiệp . 78
    Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ quản lý người tăng huyết áp của các cơ sở y tế ở hai
    địa điểm nghiên cứu . 78
    Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ người THA được quản lý tại các cơ sở y tế ở địa điểm
    can thiệp 79

    ix

    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

    Tên sơ đồ, bản đồ Trang

    Sơ đồ 1.1. Quy trình điều trị tăng huyết áp 12
    Sơ đồ 1.2. Phối hợp các thuốc trong điều trị tăng huyết áp . 13
    Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang 33
    Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu kết hợp định lượng với định tính . 35
    Sơ đồ 2.3. Thiết kế nghiên cứu can thiệp có đối chứng . 36
    Sơ đồ 2.4. Mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp” 41

    x

    DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

    Tên hộp Trang
    Hộp 3.1. Triển khai chương trình Quốc gia phòng chống tăng huyết áp
    ở tỉnh Bắc Giang 59
    Hộp 3.2. Triển khai Chương trình phòng chống tăng huyết áp ở bệnh viện
    huyện 60
    Hộp 3.3. Vai trò quản lý tăng huyết áp của trạm y tế xã . 61
    Hộp 3.4. Vai trò của nhân viên y tế thôn bản trong quản lý tăng huyết áp 61
    Hộp 3.5. Ý kiến người tăng huyết áp về vấn đề quản lý tăng huyết áp ở
    địa phương 62
    Hộp 3.6. Khó khăn khi triển khai chương trình ở bệnh viện huyện 65
    Hộp 3.7. Khó khăn trong quản lý điều trị tăng huyết áp của trạm y tế xã . 66
    Hộp 3.8. Ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về mô hình nghiên cứu . 67
    Hộp 3.9. Vai trò của bệnh viện huyện trong quản lý tăng huyết áp 68
    Hộp 3.10. Vai trò quản lý tăng huyết áp của trạm y tế xã và nhân viên y tế
    thôn bản 68
    Hộp 3.11. Các ý kiến đánh giá hiệu quả mô hình nghiên cứu của cán bộ xã 83
    Hộp 3.12. Các ý kiến của cán bộ huyện đánh giá hiệu quả mô hình nghiên cứu . 84


    1

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở cộng đồng, có xu hướng
    ngày càng tăng. Trên thế giới tỷ lệ tăng huyết áp chiếm khoảng 8-18% dân số và
    có sự khác nhau ở các quốc gia. Tỷ lệ tăng huyết áp ở Indonesia là 6-15%, ở
    Malaysia là 10-11%, Hà Lan là 37%, Pháp là 10-24%, Hoa Kỳ là 24% [127],
    [129]. Tại Ấn Độ, tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng 60-69 tuổi là 44,5%, còn ở
    Bangladesh tỷ lệ THA ở người  60 tuổi là 55-75% [145]. Tỷ lệ tăng huyết áp ở
    Cameroon đối với vùng nông thôn là 5,6%, thành thị là 23,4%[117]. Theo Tổ
    chức Y tế thế giới, có tới 61% nước chưa có khuyến cáo về điều trị tăng huyết
    áp, 45% nước chưa huấn luyện điều trị tăng huyết áp cho nhân viên y tế, 25%
    nước không cung cấp đủ thuốc điều trị tăng huyết áp, 8% không đủ phương tiện
    tối thiểu [126], [136]. Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn ngày càng
    cao, năm 1960 mới chỉ khoảng 1%, năm 2009 đã là 24,7%, năm 2011 là 25,1%.
    Ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ tăng huyết áp còn cao hơn
    [9], [14], [17]. Kết quả điều tra tại cộng đồng ở tỉnh Bắc Giang năm 2011 cho
    thấy tỷ lệ người THA đã từng được phát hiện tăng huyết áp là 61,0%, trong khi
    đó tỷ lệ người được dùng đủ thuốc là 16,6% [72].
    Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 9 triệu người chết do tăng huyết
    áp, chiếm 12,8% tử vong toàn cầu. Năm 2006 ở Mỹ có 56561 người chết vì tăng
    huyết áp. Vì thế người ta quan niệm tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”
    [46], [142]. Các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp là tai biến mạch máu
    não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim [25]. Nghiên cứu của Bùi Văn Tân
    (2010) cho thấy suy chức năng tâm trương chiếm 83,9%, phì đại thất trái 48,2%,
    tổn thương mắt 48,8%, tổn thương thận 23,1% ở bệnh nhân tăng huyết áp[67].
    Tăng huyết áp gây tử vong và tàn phế, để lại hậu quả nặng nề về tinh thần và
    kinh tế cho gia đình và xã hội [41], [68].
    Ở Việt Nam, Chương trình phòng chống tăng huyết áp trong cộng đồng đã
    được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, với mục tiêu là phát hiện sớm 2

    tăng huyết áp, xây dựng mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, 50% số
    người tăng huyết áp được phát hiện sẽ được điều trị đúng phác đồ của Bộ Y tế,
    giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do tăng huyết áp [76], [79]. Kế hoạch thực hiện
    chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và Dự án phòng chống bệnh
    không lây nhiễm của tỉnh Bắc Giang có mục tiêu “Phòng chống các bệnh tim
    mạch và các bệnh do lối sống không lành mạnh” và “50% trở lên số bệnh nhân
    tăng huyết áp đã được phát hiện sẽ được điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y
    tế” [62], [94], [95].
    Công tác phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng ở nước ta đã được triển
    khai với các mô hình quản lý khác nhau nhưng chưa đạt được mục tiêu đặt ra
    của Chương trình phòng chống tăng huyết áp. Hạn chế lớn nhất của các mô hình
    là chưa chủ động phát hiện tăng huyết áp trong cộng đồng, nhiều người tăng
    huyết áp chưa được phát hiện, chỉ khi họ bị biến chứng do tăng huyết áp mới đến
    bệnh viện [54], [73], [97], [98]. Tất cả các mô hình quản lý tăng huyết áp ở tỉnh
    Bắc Giang cũng như các địa phương khác của cả nước ta chưa có sự phối hợp tốt
    giữa Nhân viên y tế thôn bản với các trạm y tế xã, phường và các bệnh viện
    quận, huyện, thị xã. Đây là tuyến y tế cơ sở trực tiếp gần dân nhất, trong công tác
    phát hiện và quản lý tăng huyết áp, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc
    sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói
    giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của
    nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa [2]. Xuất phát từ vấn đề trên cần biết thực
    trạng và yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở
    để xây dựng mô hình quản lý tăng huyết áp triển khai thực hiện ở tỉnh Bắc
    Giang sớm đạt mục tiêu phòng chống tăng huyết áp Quốc gia, chúng tôi tiến
    hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết
    áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang” với các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang.
    2. Đánh giá hiệu quả của mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý
    tăng huyết áp”.
     
Đang tải...