Luận Văn Thực trạng và hiệu quả đầu tư phát triển đô thị mới tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MỚI TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - BỘ XÂY DỰNG

    .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ – BỘ XÂY DỰNG.Tiền thân là Ban quản lý các công trình nhà ở đường 1A (thành lập năm 1983) trực thuộc Bộ Xây Dựng với chức năng chính là quản lý nguồn vốn phát triển nhà. Đến tháng 10 năm 1989 Bộ Xây Dựng đã quyết định thành lập công ty với tên gọi là “Công ty phát triển nhà và đô thị (HUD)”. Quá trình hoạt động Công ty ngày càng trưởng thành về mọi mặt và có uy tín lớn trên cả nước. Cùng với nhu cầu về các khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng đầy đủ và nhu cầu về nhà ở của Thành phố ngày càng tăng đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách có đầy đủ năng lực cũng như thẩm quyền để đáp ứng. Ngày 2/6/2000 Bộ Xây Dựng đã ra quyết định số 08/2000/QĐ-BXD thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.
    1.Vai trò, vị trí của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.
    1.1.Vai trò.
    Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty đã có nhiều đóng góp to lớn cho xã hội, đặc biệt là vấn đề nhà ở hiện nay là một nhu cầu rất bức xúc đối với nhân dân Thủ đô. Tổng công ty đã đóng góp một lượng lớn diện tích nhà ở vào quỹ nhà của Thành phố.
    Để đáp ứng được nhu cầu giãn dân ở các trung tâm, đồng thời để tiết kiệm đất và hạ giá bán cho phù hợp với nhu cầu của người lao động, Tổng công ty đã và sẽ triển khai xây dựng các khu trung cư cao tầng trong các khu đô thị mới phục vụ đối tượng là cán bộ công nhân viên chức. Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp cũng được Tổng công ty rất quan tâm. Trong các dự án phát triển đô thị, một tỷ lệ nhất định nhà phục vụ cho đối tựng này được giành ra với mức giá bán được Thành phố quy định trên cơ sở đủ chi phí và lãi tối thiểu.
    Tổng công ty cũng đóng góp những khu đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ chất lượng cao, góp phần giúp Chính phủ và Thành phố một bước thực hiện chính sách đô thị quốc gia làm giảm sức ép ở các khu trung tâm. Các khu đô thị mới ra đời đem lại vẻ đẹp kiến trúc đô thị đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
    Ngoài ra, các dự án của Tổng công ty còn tạo việc làm cho hàng ngàn lao động không chỉ trong thời gian thực hiện dự án mà còn cả khi đã đi vào hoạt động.
    Việc thực hiện và đưa vào sử dụng các khu đô thị mới còn tạo ra một nguồn tiêu thụ lớn sản phẩm của ngành khác như xây dựng, điện nước, thông tin liên lạc và các ngành công nghiệp dịch vụ khác tạo điều kiện cho ngành này phát triển.
    Giúp Nhà nước thu được tiền sử dụng đất, khắc phục tình trạng hiện nay là Nhà nước bỏ tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, còn các chủ sử dụng thu được lợi nhuận từ việc chuyển đổi đất đô thị mà không phải trả chi phí gì. Ngoài ra còn đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước từ các khoản thu nộp của chủ đầu tư, các khoản lãi vay.
    1.2.Vị trí.
    Bằng sự đầu tư mạnh dạn và đúng hướng cộng với sự ủng hộ to lớn của các ngành, các cấp, Tổng công ty đã đạt được mức tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc sau hơn 10 năm hoạt động, một thời gian khá ngắn đối với ngành kinh doanh phát triển nhà. Từ ban đầu thành lập với cơ sở vật chất cũng như vốn còn thiếu thốn, đến nay Tổng công ty đã vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành với số vốn lên đến hơn 71 tỷ đồng, mức tăng trưởng trung bình là 12%/năm
    2.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Xây Dựng
    Tổng công ty có những chức năng nhiệm vụ chính như sau:
    - Lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công trình kỹ thuật hạ tầng khu dân cư, khu công nghiệp.
    - Khảo sát, đo đạc phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế công trình.
    - Thiết kế, quy hoạch, lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu dân cư tập trung của các dự án phát triển đô thị.
    - kinh doanh văn phòng, nhà ở, kinh doanh hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
    - Tổng thầu và thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp, công trình thuỷ lợi, đường dây và trạm biến thế.
    - sản xuất và kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại.
    - Khai thác và kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ giải khát, trồng và kinh doanh cây cảnh, cây giống
    Trong đó, chức năng nhiệm vụ chính là lập và thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng các công trình nhà ở văn phòng, hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp với tư cách là chủ đầu tư xây dựng.
    3.Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty.
    Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Xây Dựng là đơn vị chuyên ngành về đầu tư và xây dựng, phát triển nhà và các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung. Cùng một thời điểm, Tổng công ty thực hiện nhiều dự án từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn: diện tích hàng trăm ha, vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án từ vài năm đến hàng chục năm. Do đặc thù sản xuất kinh doanh từng thời kỳ khác nhau tuỳ theo sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD) của Tổng công ty, của chu kỳ hoạt động các dự án nên cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty cũng phải thay đổi thích ứng để đảm bảo hiệu quả quản lý.
    HÓ TỔNG GĐ
    Dự kiến thực hiện
    Hình I: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
    Với cơ cấu tổ chức như hiện nay, nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ được phân định như sau:
    3.1.Tổng giám đốc.
    Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, trước Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, chỉ đạo chung mọi hoạt động công tác của Tổng công ty, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, xây dựng các đề án chiến lược, cơ chế chính sách, định hướng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực pháp luật, kinh tế tài chính, tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, hành chính sự nghiệp và đời sống.
    3.2.Các Phó Tổng giám đốc.
    Giúp Tổng giám đốc Tổng công ty chỉ đạo từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, chỉ đạo các trưởng phòng, ban, Giám đốc các Công ty thành viên triển khai nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách. Thay mặt Tổng giám đốc và được sử dụng quyền hạn của Tổng giám đốc để giải quyết công việc được giao, được uỷ quyền.
    Trong phạm vi quyền hạn được giao, các Phó Tổng giám đốc chủ động xử lý công việc, phối hợp để giải quyết những công việc có liên quan đến các Phó Tổng giám đốc khác, báo cáo Tổng giám đốc Tổng công ty những vấn đề chưa thống nhất.
    3.3.Các Công ty thành viên.
    Các Công ty thành viên của Tổng công ty là các đơn vị hạch toán độc lập hạn chế (hạch toán theo hình thức báo sổ, có tài khoản và con dấu riêng) hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở quy mô nhỏ, xây dựng các công trình, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình các Giám đốc Công ty thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty và trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mình.
    3.4.Các liên doanh với các đối tác nước ngoài.
    Là các liên doanh giữa Tổng công ty với các đối tác Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh, cho thuê nhà ở cao cấp và văn phòng làm việc, các liên doanh này hạch toán độc lập có tài khoản và con dấu riêng.
    3.5.Các phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ.
    Là các phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Tổng công ty trong lĩnh vực pháp chế; Tổ chức lao động; Tiền lương; Tài chính, kế toán; Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; Văn thư lưu trữ, hành chính sự nghiệp; Tìm kiếm phát triển các dự án mới; Lập các dự án thành phần và tiểu dự án trong các dự án lớn; Quản lý các dự án quy mô nhỏ; Quản lý tiến độ các dự án lớn; Quản lý kỹ thuật, an toàn lao động.
    Các phòng chức năng này phối hợp với nhau giúp cho các Ban quản lý dự án, các Công ty thành viên về lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách, đồng thời quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ không có Ban quản lý dự án riêng biệt. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng công ty các lĩnh vực công tác được giao.
    3.6.Các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng.
    Ban quản lý dự án Khu đô thị mới Định Công - Ban quản lý dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở Hồ Linh Đàm là hai Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng lớn của Tổng công ty. Mỗi ban quản lý dự án có một Giám đốc, một Phó giám đốc và các phòng ban.
    Ban quản lý dự án trực tiếp đảm nhận giải quyết công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục để triển khai dự án, quản lý các dự án theo quy hoạch được duyệt. Trong khi đó, Tổng công ty thực hiện việc chỉ đạo mang tính chiến lược, tìm kiếm những dự án mới, điều phối những vấn đề có liên quan giữa các dự án với nhau, kiến nghị các ngành các cấp cho phép thực hiện cơ chế chính sách chưa được quy định nhằm giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
    4.Tình hình quản lý nhân sự.
    Tổng số cán bộ công nhân viên của đơn vị hiện nay là 165 người. Số lao động có bằng đại học, trên đại học chiếm 84%, trong đó 56% có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên. Do đó Tổng công ty không phải chi phí nhiều cho đào tạo mà vẫn có một đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển nhà và đô trị.
    Do tính đặc thù của công việc, Tổng công ty không có định mức lao động mà chủ yếu dựa theo yêu cầu về tiến độ công việc. Tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm quản lý mà có kế hoạch sắp xếp cũng như tuyển thêm lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về thời gian và chất lượng công tác.
    II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MỚI TRONG THỜI GIAN QUA.
    1.Sự hình thành và nhu cầu phát triển các khu đô thị mới.
    Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong thời gian qua, quá trình đô thị hoá của Việt Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ.
    Thập kỷ 60 và 70 là thời kỳ hình thành và phát triển khá mạnh mẽ các đô thị mới và khu đô thị mới. Ở miền Bắc thực hiện đường lối Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã chủ trương phát triển công nghiệp nặng, do đó tại các thành phố lớn trên cơ sở các khu công nghiệp đã hình thành thêm nhiều khu đô thị mới như ở Hà Nội là các khu nhà ở Kim Liên (xây dựng năm 1954), Trung Tự, Thành Công, Giảng Võ, Thanh Xuân ; tại Hải Phòng là khu



     
Đang tải...