Tiến Sĩ Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ vii
    MỞ ĐẦU 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Khái niệm thừa cân, béo phì 4
    1.2. Phân loại béo phì 4
    1.3. Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam 6
    1.3.1. Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới 6
    1.3.2. Thực trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam 13
    1.4. Những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường 14
    1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của béo phì 14
    1.4.2. Yếu tố gia đình 16
    1.4.3. Yếu tố di truyền 17
    1.4.4. Khẩu phần và thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì 18
    1.4.5. Hoạt động thể lực và béo phì 19
    1.4.6. Một số nguyên nhân khác 22
    1.5. Hậu quả của béo phì 26
    1.5.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe 26
    1.5.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong 26
    1.5.3. Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì 32
    1.6. Các giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì 34


    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
    2.2. Thời gian nghiên cứu 40
    2.3. Địa điểm nghiên cứu 41
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.4.1.Thiết kế nghiên cứu 41
    2.4.2. Cỡ mẫu 42
    2.4.3. Chọn mẫu 44
    2.4.4. Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu 45
    2.5. Nội dung, các biến số nghiên cứu 46
    2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 47
    2.7. Xây dựng mô hình can thiệp 51
    2.8. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá 56
    2.9. Các biện pháp khống chế sai số 58
    2.10. Xử lý và phân tích số liệu 59
    2.11. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 61
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
    3.1. Thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu 62
    3.2. Tình trạng dinh dưỡng học sinh từ 6 – 14 tuổi 64
    3.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh 73
    3.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp 80
    3.4.1. Đặc điểm đối tượng lựa chọn vào can thiệp 80
    3.4.2. Hiệu quả đối với tình trạng thừa cân, béo phì 80
    3.4.3. Hiệu quả thay đổi về kiến thức và thái độ của học sinh 83
    3.4.4. Hiệu quả thay đổi về thói quen của học sinh 86
    3.4.5. Hiệu quả tới sự thay đổi khẩu phần ăn của học sinh 89
    3.4.6. Hiệu quả của can thiệp tới thể lực của học sinh


    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

    92
    4.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại 30 trường tiểu học
    và THCS ở Hà Nội
    92
    4.2. Các yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì ở học sinh từ 6 đến 14 tuổi 96
    4.3. Xây dựng và thực hiện mô hình can thiệp giáo dục dinh dưỡng phòng
    chống béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường
    104
    Kết luận 113
    Khuyến nghị 116
    Tài liệu tham khảo


    MỞ ĐẦU
    Sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là một trong những mối
    quan tâm hàng đầu ở các quốc gia đã và đang phát triển mà nguyên nhân không
    chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ thể) mà còn
    do những yếu tố có liên quan (giảm hoạt động thể lực, stress, ô nhiễm môi
    trường và cả những vấn đề xã hội .). Người ta quan tâm đến béo phì trẻ em vì đó
    là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến
    tuổi trưởng thành, sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng
    huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm
    mỡ, và một số bệnh ung thư. Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm,
    dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa
    đồng, học kém. Béo phì ở trẻ em có thể là nguồn gốc thảm họa của sức khỏe
    trong tương lai [21],[24],[26],[128].
    Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 trên toàn thế
    giới có khoảng 1,5 tỷ người từ 20 tuổi trở lên bị thừa cân. Trong số đó, hơn 200
    triệu nam giới và hơn 300 triệu nữ giới bị béo phì. Tại 10 quốc đảo ở khu vực
    Thái Bình dương có tỷ lệ người thừa cân, béo phì chiếm trên 50% dân số. Nhìn
    chung cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người bị béo phì. Năm 2010, khoảng 43
    triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, chủ yếu ở các nước phát triển (gần 35 triệu
    trẻ em) và ở các nước đang phát triển (gần 8 triệu trẻ em). Không chỉ ở các nước
    có thu nhập cao mà ngay tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ
    thừa cân, béo phì cũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị [129].
    Tại Việt Nam, các cuộc điều tra dịch tễ trước năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa
    cân không đáng kể, béo phì hầu như không có. Nhưng tới Tổng điều tra dinh
    dưỡng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ thừa cân ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 2
    tuổi là 4,6%, ở thành phố (9,2%) cao gấp 3 lần nông thôn (3,0%) [33]. Điều tra
    thừa cân, béo phì ở người trưởng thành Việt Nam năm 2005 thấy 16,3% bị thừa
    cân, béo phì và tỷ lệ ở thành thị là 32,5%, cao hơn so với 13,8% ở nông thôn [5].
    Những nghiên cứu ở trẻ em tuổi học đường cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì
    đang có xu hướng gia tăng. Năm 2000, một nghiên cứu ở nhóm trẻ từ 6 - 14 tuổi
    thấy tỷ lệ thừa cân là 2,2%, trong đó ở thành phố là 6,6% và ở nông thôn là 1,2%
    [33]. Năm 2002, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 6 -11 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội
    là 9,9% [14]. Tại quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2003, tỷ lệ thừa cân của trẻ em từ
    6 -11 tuổi là 6,8% và béo phì là 3,2% [44]. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là
    nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em cao nhất trên toàn quốc. Kết quả điều tra của
    Trung tâm Dinh dưỡng thành phố TP. Hồ Chí Minh cho thấy tình trạng lệ thừa
    cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường đang gia tăng mạnh. Tỷ lệ béo phì ở trẻ 6
    tuổi tăng từ 4,4% năm học 1999 – 2000 lên 10,4% năm học 2002 -2003, tỷ lệ
    béo phì ở trẻ em 7 tuổi tăng từ 1% năm học 1999 – 2000 lên 9,5% năm học 2002
    – 2003. Nhìn chung giai đoạn 2002 – 2004, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh
    cấp I là 9,4%, học sinh cấp II là 6,1% và học sinh cấp III là 4,8% [39],[106].
    Thừa cân và béo phì có thể phòng ngừa được nhưng việc điều trị lại rất
    khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả. Trên phạm vi thế giới, chi phí
    cho giải quyết nạn dịch béo phì hiện nay đã làm cho tất các các chi phí sức khỏe
    khác trở nên nhỏ bé. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì các chi
    phí trực tiếp cho điều trị béo phì chiếm tới 6,8% (hay 70 tỷ đô la Mỹ) trong tổng
    chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Do đó phòng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ góp
    phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
    không lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế [66],[111]. 3
    Nhiều nghiên cứu đã tiến hành các biện pháp can thiệp với mục đích ngăn
    chặn sự gia tăng của thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên,
    có rất ít giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm thay
    đổi kiến thức, thái độ, thực hành và tăng cường hoạt động thể lực. Chính vì lý do
    trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô hình truyền thông giáo dục dinh
    dưỡng ở học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội nhằm góp phần hạ thấp
    tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.
    2. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì ở
    trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.
    3. Đánh giá kết quả bước đầu truyền thông giáo dục dinh dưỡng phòng chống
    thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...