Tiến Sĩ Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản về bệnh răng miệng 3
    1.1.1. Khái niệm về bệnh răng miệng . 3
    1.1.2. Khái niệm về bệnh sâu răng 3
    1.1.3. Khái niệm về bệnh viêm lợi 3
    1.1.4. Bệnh căn, bệnh sinh của sâu răng . 4
    1.1.5. Đặc điểm răng ở trẻ em . 7
    1.1.6. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em . 8
    1.2. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam . 8
    1.2.1. Nghiên cứu bệnh sâu răng trên thế giới 8
    1.2.2. Nghiên cứu bệnh sâu răng ở Việt Nam . 10
    1.2.3. Nghiên cứu bệnh viêm lợi trên thế giới 13
    1.2.4. Nghiên cứu bệnh viêm lợi ở Việt Nam 14
    1.3. Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học ở Miền núi phía Bắc và
    tỉnh Yên Bái . 16
    1.3.1. Đối với bệnh sâu răng 16
    1.3.2. Đối với bệnh viêm lợi . 18
    1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh . 19
    1.4.1. Không được chăm sóc y tế thường xuyên 19
    1.4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh của HS còn . 20
    1.4.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe chưa . 21
    1.4.4. Phong tục, tập quán về chăm sóc răng miệng của 22
    1.5. Một số hoạt động can thiệp dự phòng nâng cao sức khỏe răng miệng cho học
    sinh tiểu học hiện nay 24
    1.5.1. Giáo dục sức khoẻ răng miệng tại trường 24
    1.5.2. Kết hợp chải răng với xúc miệng Fluor hàng tuần . 25
    1.5.3. Khám định kỳ phát hiện sớm bệnh răng miệng . 27
    1.5.4. Điều trị sớm bệnh răng miệng . 28
    1.5.5. Tăng cường truyền thông và hướng dẫn kiến thức phòng bệnh răng miệng
    cho học sinh và cộng đồng 30
    1.6. Tóm tắt một số mô hình can thiệp phòng chống bệnh . 32
    1.6.1. Trên thế giới . 32
    1.6.2. Ở Việt Nam . 33
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 38
    2.1.1 Trong nghiên cứu định lượng . 38
    2.1.2. Trong nghiên cứu định tính 38
    2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 38
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
    2.2.1.Địa điểm nghiên cứu . 38
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu . 38
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 38
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 39
    2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 40
    2.3.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu 41
    2.4. Nội dung nghiên cứu 44
    2.4.1. Đối với nghiên cứu mô tả 44
    2.4.2. Đối với nghiên cứu can thiệp 44
    2.5. Xây dựng mô hình can thiệp và các hoạt động triển khai . 48
    2.6. Các chỉ số nghiên cứu: . 50
    2.6.1. Các chỉ số cho mục tiêu 1 50
    2.6.1.1. Nhóm chỉ số về các thông tin chung về đối tượng 50
    2.6.1.2. Nhóm chỉ số về thực trạng bệnh răng miệng 50
    2.6.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2 50
    2.6.3. Các chỉ số cho mục tiêu 3 51
    2.7. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xác định . 52
    2.7.3. Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sóc
    sức khỏe răng miệng học sinh . 54
    2.8. Đánh giá hiệu quả can thiệp . 55
    2.9. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp . 55
    2.10 . Phương pháp khống chế sai số 57
    2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 57
    2.12. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phương pháp 58
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 59
    3.1. Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông 59
    3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 59
    3.1.2. Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh 61
    3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của HS tiểu học . 73
    3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến BRM trong nghiên cứu 73
    3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến BRM trong nghiên cứu định tính . 77
    3.3. Hiệu quả can thiệp dự phòng BRM ở học sinh tiểu học . 78
    3.3.1. Kết quả thực hiện các hoạt động trong mô hình can thiệp 78
    3.3.2. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe
    phòng bệnh răng miệng cho học sinh trong nghiên cứu định lượng 82
    3.3.3. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục 87
    3.3.4. Kết quả của phương pháp tư vấn điều trị 88
    3.3.5. Kết quả của phương pháp nâng cao năng lực quản lý trong chăm sóc 88
    3.3.6. Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với BRM của học sinh tiểu
    học trong nghiên cứu định lượng . 89
    3.3.7. Hiệu quả phối hợp các hoạt động can thiệp đối với BRM của học sinh tiểu
    học người Mông trong nghiên cứu định tính 96
    Chương 4. BÀN LUẬN 98
    4.1. Thực trạng về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông . 98
    4.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 98
    4.1.2. Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học 99
    4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng . 108
    4.2.1. Liên quan giữa KAP vệ sinh răng miệng của học sinh 108
    4.3. Hiệu quả của hoạt động can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu
    học người Mông tại hai huyện tỉnh Yên Bái 113
    4.3.1. Hiệu quả của mô hình can thiệp 113
    4.3.2. Hiệu quả của biện pháp truyền thông nâng cao KAP cho học sinh, 115
    4.3.3. Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với BRM 118
    4.5. Một số hạn chế của quá trình can thiệp . 124
    KẾT LUẬN . 126
    1. Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông 126
    2. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học . 126
    3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng 126
    3.1. Hiệu quả của mô hình huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe . 126
    3.2. Hiệu quả của truyền thông thay đổi KAP phòng bệnh răng miệng . 127
    3.3. Hiệu quả đối với bệnh sâu răng và bệnh quanh răng. 127
    3.3.1. Đối với bệnh sâu răng 127
    3.3.2. Đối với bệnh quanh răng . 127
    KHUYẾN NGHỊ 128
    CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 129
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 130
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp khoảng 80 % dân số
    trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. BRM hay gặp nhất là bệnh
    sâu răng và viêm lợi, bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng, nếu
    không được khám phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển gây biến
    chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, sức khoẻ và
    thẩm mỹ của trẻ sau này [2], [13], [43]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
    hiện nay có khoảng 5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh răng miệng, tập trung
    chủ yếu tại các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, ở các nước phát triển cũng
    không thua kém với 60-90 % trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh [56].



    Bệnh sâu răng đang là vấn đề được Chính phủ các nước trên thế giới quan tâm
    đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết [28], [31], [45]. BRM là nguyên nhân
    gây mất răng, giảm hoặc mất sức nhai ở người trưởng thành cũng như trẻ em,
    gây ra những khó chịu đến ăn uống, nói, và nhiều biến chứng ảnh hưởng đến
    sức khỏe học sinh.
    Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và viêm lợi còn ở mức cao trên 70 %
    dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, nhất là ở những
    nơi chưa thực hiện tốt chương trình Nha học đường như ở các tỉnh miền núi,
    vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người [24], [25], [26], [28].
    Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ sâu
    răng sữa là 84,9 %, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ từ 6-8 tuổi là 25,4 %, tỷ lệ
    này gia tăng theo tuổi và lên tới 69 % ở lứa tuổi 15-17. Tỉ lệ bệnh viêm lợi là
    45 % và thấy rằng nhu cầu điều trị BRM lớn và cấp bách [49], [51].
    Phòng bệnh răng miệng bằng các biện pháp dự phòng là quá trình
    tương đối đơn giản, không phức tạp, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng,
    đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả cao. Do đó phòng bệnh răng
    miệng sớm ngay ở lứa tuổi học sinh khi mới cắp sách đến trường là chiến lược
    khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai nhằm nâng cao sức khỏe học
    đường [48], [55], [56].
    Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác tuyên truyền
    giáo dục sức khỏe thì tỷ lệ bệnh răng miệng sẽ giảm. Việc đẩy mạnh các hoạt động phòng BRM đặc biệt là nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh
    ngay từ khi bắt đầu đi học là cần thiết cho sức khoẻ, giảm gánh nặng cho ngành
    Y tế và giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng nói
    chung và học sinh nói riêng [16], [13].
    Yên Bái là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong công tác
    chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ người dân tộc sinh sống tại tỉnh chiếm trên 50 %, sự
    hiểu biết về sức khỏe còn hạn chế. Hiện nay, Yên Bái có hai huyện nằm trong
    danh sách 61 huyện đặc biệt khó khăn của cả nước đó là huyện Mù Căng Chải
    và huyện Trạm Tấu. Tại hai huyện này, tỷ lệ người dân tộc Mông tập trung
    sinh sống trên 95 %, chiếm khoảng 80 % người Mông trong toàn tỉnh [40].
    Nơi đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng như sự hiểu biết
    của người Mông về sức khoẻ còn thấp đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ
    răng miệng cho học sinh chưa được triển khai đến các trường học, cộng động
    và người dân. Tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông cao
    trên 70 % [28]. Trong những năm qua, Yên Bái chưa có giải pháp, mô hình cụ
    thể nào để làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng này xuống một cách bền vững.
    Câu hỏi nghiên cứu ở đây là thực trạng BRM hiện nay và những biện pháp
    can thiệp nào để tăng cường sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học người
    Mông tại tỉnh Yên Bái.
    Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và hiệu quả can thiệp
    dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái", với
    các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng học sinh tiểu học người Mông tỉnh
    Yên Bái năm 2011.
    2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh
    tiểu học người Mông.
    3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp dự phòng bệnh răng miệng
    cho học sinh tiểu học người Mông.
     
Đang tải...